Thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự? Quy định về quản lý tài sản và đảm bảo quyền lợi cho người bị mất năng lực hành vi dân sự mới nhất?
Về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự:
Thủ tục yêu cầu
Khi nhận được đơn
Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp thì Thẩm phán phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Tiếp theo là phiên họp giải quyết đơn yêu cầu, tại phiên họp phải có thành phần giải quyết thông thường là thẩm phán, kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp, người yêu cầu và những có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được Tòa án triệu tập.
Phiên họp được tiến hành theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 369 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục trên Thẩm phán đủ căn cứ để xem xét chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Luật sư
Về hậu quả pháp lý của quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự:
Khi một người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì tất cả các giao dịch do họ xác lập đều vô hiệu. Khi đó, giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 53
1. Đảm bảo quyền lợi cho người bị mất năng lực hành vi dân sự
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng tôi có tất cả ba người con, trong đó có một người bị thiểu năng trí tuệ hiện đang ở với chúng tôi. Nay vợ chồng tôi tuổi đã ngoài 70 tuổi nên muốn giao tài sản cho các con gồm: Một căn nhà và một mảnh đất thổ cư 200m2 cho đứa con nào nhận chăm sóc cho đứa không minh mẫn này. Tuy nhiên, chúng tôi lo lắng sau khi chúng tôi qua đời, anh em nó không thực hiện cam kết. Nay chúng tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cách giải quyết tốt nhất. Chúng tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Đối với tài sản của mình, ông bà có toàn quyền định đoạt như: Tặng cho, để lại di chúc thừa kế…Tuy nhiên trong trường hợp này, ông bà nên đến Phòng Công chứng/Văn phòng Công chức làm hợp đồng tặng cho con tài sản để đảm bảo cuộc sống sau này. Khi pháp luật đã công nhận tài sản của người con bị thiểu năng trí tuệ, lúc đó ông bà trở thành người giám hộ cho con. Sau này ông bà mất đi, trong số anh em ruột sẽ cử ra người giám hộ cho người này. Theo quy định tại Điều 57
– Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
– Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
– Quản lý tài sản của người được giám hộ;
– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Điều 58 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các quyền của người giám hộ bao gồm: Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ; Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ; Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Như vậy, ngoài việc có người giám hộ, những người con còn lại của ông bà sẽ cử ra một người đại diện là người giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ.
2. Già yếu có bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi: việc Toà án xác định một người mất năng lực hành vi dân sự do cao tuổi có thuyết phục không? Tại sao?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 thì:
“1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.”
Như vậy chỉ khi một người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan thì Tòa án mới ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự. Do vậy, việc Tòa án xác định một người mất năng lực hành vi do cao tuổi là không đúng pháp luật.
3. Quản lý tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự
Tóm tắt câu hỏi:
Ông bà nội tôi sinh được 3 người con, 1 gái 2 trai và bố tôi là thứ 2, trên có 1 chị gái và dưới có 1 em trai. Hiện nay, ông bà nội tôi đã mất, bố tôi cũng đã mất. Năm 1992 ông bà tôi có chia quyền sử dụng cho bố tôi và chú, tức là cả bố và chú tôi đều có sổ đỏ riêng. Nhưng từ khi bà nội tôi mất chú tôi bị bệnh tâm thần nên ông nội giao lại sổ đỏ mang tên chú cho mẹ tôi giữ nói nếu sau này chú có vợ con thì giao lại cho vợ con chú nhưng đến ngày 28.11.2019 do mẹ tôi bị tai nạn gãy xương sườn không đi lại được, bác gái lấy chồng xa có về thăm.
Do chú tôi đã làm mất hết giấy tờ tuỳ thân nên bác muốn làm lại cho chú mà không có căn cứ nên hỏi mẹ tôi lấy sổ đỏ đi làm căn cứ nhưng mà thực tế đến nay gia đình tôi mới biết là bác đem sổ đi chuyển nhượng 1 phần đất trong sổ đỏ của chú tôi do người khác xâm lấn vào rồi bác cầm cả sổ đỏ và tiền bồi thường về quê chồng bác. Gia đình tôi có hỏi lại sổ đỏ thì bác nói đấy là đất của bác, bác là chị gái chú thì bác phải được hưởng. Vậy mong luật sư tư vấn cho gia đình chúng tôi là ai có quyền được hưởng và hưởng như thế nào.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật dân sự, việc được thừa kế, được hưởng quyền tài sản của người khác chỉ được đặt ra khi một người chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết. Việc chú bạn chỉ mất năng lực hành vi dân sự thì tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của chú bạn, việc sử dụng tài sản của chú bạn chỉ được thực hiện thông qua người giám hộ.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 59. Quản lý tài sản của người được giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, người giám hộ chỉ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ, với những giao dịch liên quan tới tài sản thì chỉ thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản vì lợi ích của người được giám hộ. Trong trường hợp của gia đình bạn, việc bác bạn bán tài sản của chú bạn là trái pháp luật do bác bạn không phải là người giám hộ của chú bạn và việc bán tài sản cũng không vì lợi ích của người mất năng lực hành vi dân sự là chú bạn. Vì thế, bạn có thể yêu cầu bác bạn trả lại tài sản cho chú bạn hoặc khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết.
4. Thủ tục tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Xin luật sư cho tôi biết một việc như sau: Tôi có trường hợp một người anh đang hưởng chế độ tâm thần tại cộng đồng, bố mẹ đã chết, sau anh này có 3 người em, cả 4 anh em sống không đoàn kết. Hiện tại người anh đang hưởng chế độ tâm thần muốn làm hồ sơ giám hộ nhưng nhờ 1 trong 3 người em làm đơn đề nghị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự nhưng không ai làm, sau đó một người chú ruột đứng ra làm đơn nhưng tòa không thụ lý với lý do không đủ tư cách, Vậy xin hỏi luật sư trong trường hợp này thì giải quyết như thế nào? Tổ chức xã hội có đứng ra làm đơn gửi tòa án tuyên bố anh này mất năng lực hành vi dân sự được không. Rất mong được luật sư phúc đáp.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định Ðiều 22 Bộ luật dân sự 2015 thì khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự đối với họ.
Theo Điều 376 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, chủ thể có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự là người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan.
Như vậy, để tòa án tuyên bố anh của bạn mất năng lực hành vi dân sự, tất cả những người có quyền, lợi ích liên quan và cơ quan, tổ chức hữu quan đều có quyền làm đơn yêu cầu, không nhất thiết phải là 3 người em ruột của người đó.
Đơn yêu cầu cần có các nội dung sau đây:
– Ngày, tháng, năm viết đơn;
– Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn;
– Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
– Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;
– Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;
– Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;
– Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Kèm theo đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự phải có kết luận của cơ quan chuyên môn và các chứng cứ khác để chứng minh anh bạn bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.