Kháng cáo quá hạn theo pháp luật tố tụng dân sự theo quy định tại Điều 6 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP.
Kháng cáo quá hạn là việc người có quyền kháng cáo thực hiện quyền kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273
Theo Điều 6 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP ngày 3 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn trường hợp kháng cáo quá hạn như sau:
1. Trường hợp đơn kháng cáo là của người có quyền kháng cáo, nội dung kháng cáo thuộc giới hạn kháng cáo, nhưng quá thời hạn kháng cáo quy định tại Điều 245 của BLTTDS 2004 và hướng dẫn tại Điều 4 của Nghị quyết này mà người kháng cáo chưa tường trình hoặc có tường trình nhưng lý do kháng cáo quá hạn không rõ ràng, thì Toà án cấp sơ thẩm phải có văn bản yêu cầu người kháng cáo tường trình cụ thể bằng văn bản về lý do kháng cáo quá hạn và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng. Toà án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo quá hạn tường trình cụ thể bằng văn bản về lý do kháng cáo quá hạn và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) trong thời hạn do Toà án cấp sơ thẩm ấn định nhưng không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày người kháng cáo nhận được thông báo của Toà án yêu cầu làm bản tường trình về lý do kháng cáo quá hạn. Toà án có thể giao trực tiếp hoặc gửi văn bản này cho người kháng cáo qua bưu điện.
“Lý do chính đáng” là trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác (như: do thiên tai, lũ lụt; do ốm đau, tai nạn phải điều trị tại bệnh viện,…) làm cho người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định.
2. Toà án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình về lý do kháng cáo quá hạn và các tài liệu, chứng cứ (nếu có) chứng minh lý do của việc kháng cáo quá hạn cho Toà án cấp phúc thẩm để xét kháng cáo quá hạn. Nếu trong vụ án chỉ có kháng cáo quá hạn, không có kháng cáo khác, không có kháng nghị, thì Toà án cấp sơ thẩm chưa phải gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm.
3. Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận, nếu có lý do chính đáng được hướng dẫn tại khoản 5 Điều 6 Nghị quyết này.
Luật sư
4. Việc xét lý do kháng cáo quá hạn phải được thực hiện trước khi mở phiên toà phúc thẩm không phụ thuộc vào việc ngoài các đương sự kháng cáo quá hạn, trong vụ án còn có kháng cáo của các đương sự khác trong thời hạn quy định tại Điều 245 của BLTTDS 2004 hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát quy định tại Điều 252 của BLTTDS 2004; do đó, khi nhận được hồ sơ vụ án có nhiều người kháng cáo, Toà án cấp phúc thẩm phải kiểm tra có kháng cáo nào quá hạn hay không. Nếu có thì phải xét lý do kháng cáo quá hạn trước khi mở phiên toà.
5. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Toà án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét đơn kháng cáo quá hạn. Trong trường hợp cần thiết Hội đồng xét đơn kháng cáo quá hạn có quyền triệu tập người kháng cáo quá hạn đến phiên họp trình bày bổ sung về lý do kháng cáo quá hạn hoặc yêu cầu họ cung cấp tài liệu, giấy tờ bổ sung chứng minh cho việc kháng cáo quá hạn của mình là có lý do chính đáng. Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp xét lý do kháng cáo quá hạn đối với các trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên toà phúc thẩm quy định tại khoản 2 Điều 264 của BLTTDS 2004.
Trước khi Hội đồng xét đơn kháng cáo quá hạn thảo luận, một thành viên của Hội đồng nêu tóm tắt nội dung đơn kháng cáo quá hạn, các tài liệu, chứng cứ chứng minh lý do của việc kháng cáo quá hạn. Nếu người kháng cáo quá hạn được triệu tập đến phiên họp thì Hội đồng xét đơn kháng cáo có thể yêu cầu trình bày bổ sung lý do kháng cáo quá hạn. Hội đồng xét đơn kháng cáo quá hạn có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn. Quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn phải được gửi ngay cho Toà án cấp sơ thẩm và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp nhận được quyết định chấp nhận kháng cáo quá hạn của Toà án cấp phúc thẩm, thì Toà án cấp sơ thẩm phải thông báo theo quy định tại Điều 249 của BLTTDS 2004 và hướng dẫn tại Điều 8 của Nghị quyết này. Toà án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục theo quy định của BLTTDS 2004 và gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm (nếu hồ sơ vụ án còn ở Toà án cấp sơ thẩm).
6. Thẩm phán Toà án cấp phúc thẩm đã tham gia Hội đồng xét đơn kháng cáo quá hạn vẫn có thể tham gia Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án theo thủ tục chung.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án
- 2 2. Yêu cầu thi hành án phần bản án không bị kháng cáo
- 3 3. Giải quyết vụ án không có đã kết thời hạn kháng cáo thì xử lý như thế nào?
- 4 4. Thi hành phần bản án, quyết định của Tòa án không bị kháng cáo
- 5 5. Kháng cáo bản án sơ thẩm tranh chấp đất đai
1. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án
Theo quy định tại khoản 22 Điều 70
Đối với việc dân sự, người yêu cầu và cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại, trừ các quyết định công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con sau ly hôn. Trường hợp có kháng cáo hợp lệ đối với quyết định giải quyết việc dân sự thì Tòa án cấp trên trực tiếp mở phiên họp để phúc thẩm quyết định giải quyết việc dân sự bị kháng cáo.
Đương sự chỉ có quyền kháng cáo đối với bản án sơ thẩm, các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Đương sự được thực hiện quyền kháng cáo trong thời hạn luật định: thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án. Đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết. Đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, thời hạn kháng cáo là bảy ngày, kể từ ngày người kháng cáo nhận được quyết định. Kháng cáo ngoài thời hạn nêu trên được coi là kháng cáo quá hạn, trong những trường hợp kháng cáo quá hạn có lý do chính đáng thì Tòa án chấp nhận kháng cáo quá hạn.
Đương sự có quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo. Theo Điều 284 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trong trường hợp vẫn còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung nội dung kháng cáo, rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo.
Bên cạnh quyền kháng cáo, đương sự có quyền khiếu nại. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại những việc làm trái pháp luật của người tiến hành tố tụng hoặc của bất kì cá nhân, cơ quan, tổ chức nào trong hoạt động tố tụng dân sự. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo và phải thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại biết.
2. Yêu cầu thi hành án phần bản án không bị kháng cáo
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Vừa rồi, Tòa án xử sơ thẩm buộc bị đơn trả lại cho tôi 200 triệu đồng và 50 m2 đất. Sau đó, bị đơn kháng cáo không chịu trả lại diện tích đất, còn số tiền thì không kháng cáo. Giờ tôi đang có việc cần dùng tiền, tôi có thể yêu cầu thi hành án số tiền 200 triệu đồng trước được không hay phải chờ tòa xử phúc thẩm rồi mới được yêu cầu thi hành án? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Điều 2 Luật thi hành án dân sự sửa đổi 2014, quy định những bản án, quyết định được thi hành theo Luật này bao gồm:
“1. Bản án, quyết định quy định tại Điều 1 của Luật này đã có hiệu lực pháp luật:
a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
b) Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm;
c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án;
d) Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
đ) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày, kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Tòa án
e) Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;
g) Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản”.
Từ các quy định trên, những bản án, quyết định có hiệu lực được thi hành theo Luật thi hành án dân sự gồm những bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Việc ra quyết định thi hành án tuân theo quy định tại Điều 36 Luật thi hành án dân sự sửa đổi 2014, quy định:
“1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án”.
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành đối với phần bản án, quyết định sau:
a) Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án;
b) Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;
c) Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; các khoản thu khác cho Nhà nước;
d) Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;
đ) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án.
Đối với quyết định quy định tại điểm đ khoản này thì phải ra ngay quyết định thi hành án.
Đối với quyết định quy định tại điểm e khoản này thì phải ra quyết định thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định.
3. Quyết định thi hành án phải ghi rõ họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; số, ngày, tháng, năm, tên cơ quan, tổ chức ban hành bản án, quyết định; tên, địa chỉ của người phải thi hành án, người được thi hành; phần nghĩa vụ phải thi hành án; thời hạn tự nguyện thi hành án.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người được thi hành có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án đối với bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Đối với trường hợp của bạn, phần bản án sơ thẩm không bị kháng cáo là số tiền 200 triệu đồng có hiệu lực pháp luật. Đồng nghĩa với việc bạn có quyền gửi đơn yêu cầu thi hành án số tiền này ngay mà không cần đợi đến khi tòa phúc thẩm xử xong.
Do đó, bạn nộp đơn yêu cầu thi hành án hoặc trực tiếp trình bày yêu cầu thi hành án tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền theo giải thích của Toà án về quyền yêu cầu thi hành án khi đương sự nhận bản án, quyết định của Toà án.
Khi đó, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền nhận đơn hoặc lập biên bản về các nội dung yêu cầu thi hành án; ra quyết định thi hành án và gửi quyết định thi hành án cho các đương sự; tiến hành các thủ tục thi hành án theo quy định của pháp luật.
3. Giải quyết vụ án không có đã kết thời hạn kháng cáo thì xử lý như thế nào?
Giải quyết vụ án không có đã kết thời hạn kháng cáo thì xử lý như thế nào? Tranh chấp hợp đồng vay tài sản, kiện đòi tài sản khi đã thanh toán hết nhưng không lấy biên nhận.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có người bạn đang bị khởi kiện thi hành án dân sự như sau: Vào 1989 bà của bạn tôi có vay số tiền là 52.000.000đ của bà Thủy với lãi suất 12% , đến cuối năm 1989 bà của bạn tôi đã trả hết số tiền cộng với lãi suất, nhưng không lấy lại biên nhận đã vay tiền. Tới 1990 bà Thủy khởi kiện ra tòa án Gò Công Tây và yêu cầu bà tôi phải trả số tiền còn nợ là 30.000.000đ . Quá trình xét xử bà Thủy cũng không chứng minh được tại sao bà tôi còn nợ số tiền 30.000.000 vì các giấy tờ liên quan đã thất lạc. Kết luận của tòa án quyết định xử bà tôi phải trả với số tiền là 22.176.000 quy ra lúa bằng 7.400 kg tương đương 72.000.000 cộng với lãi suất ngân hàng qua 10 năm là bao nhiêu thì em không biết tổng giá trị phải trả là 124.000.000 quyết định bản án năm 2010 , bà em không chịu mới kháng cáo và im lặng tới giờ thì bị tòa kêu lên bắt thi hành án theo quyết định thi hành án năm 2010. Cho em hỏi với án như vậy tòa xử có đúng hay không , vì bản án còn nhiều khúc mắc không rõ ràng, không đủ chứng cứ của cả hai bên nhưng tòa án vẫn xử bà em như vậy . Em xin nhờ bên công ty luật tư vấn giúp đỡ giùm em. vì bà đang bệnh rất nặng mà bên bà Thủy cứ đòi xiếc nhà. Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn đưa ra thì tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vay năm 1989, đơn khởi kiện được đưa ra Tòa án vào năm 1990.Tại thời điểm năm 1990, theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự 1989 cũng như theo pháp luật hiện hành thì một nguyên tắc quan trọng của hoạt động tố tụng là trong quá trình xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Như vậy, trong quá trình xét xử vụ án, Thẩm phán phải căn cứ những bằng chứng, lập các bên đưa ra để bảo vệ quyền lợi của mình để ra bản án trên cơ sở tuân theo các quy định của pháp luật.
Do đó, trong trường hợp của bạn, những thông tin bạn đưa ra thì không thể đi đến kết luận rằng bản án mà Tóa án cấp có thẩm quyền tuyên đối với bà của bạn là đúng hay sai?
Cũng cần thấy rằng, bà của bạn dù không đồng ý với nội dung bản án của Tòa án nhưng cũng không thực hiện việc kháng cáo để có cơ hội bảo vệ quyền lợi của mình trong thời hạn theo quy định kể từ khi bản án được tuyên.
Trong trường hợp của bạn, nếu đã hết thời hạn kháng cáo nhưng bà bạn vẫn có đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị đưa vụ án ra xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ chứng minh cho các điều kiện, căn cứ giám đốc thẩm và tái thẩm quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Quy định về kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 326 và Điều 334 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Điều 326. Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
2. Người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và có đơn đề nghị theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật này hoặc có thông báo, kiến nghị theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 327 của Bộ luật này; trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị.”
“Điều 334. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
1. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:
a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;
b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.”
Trong trường hợp của bà bạn, nếu thời hạn kháng cáo đã hết và không có các căn cứ nêu trên thì bà bạn buộc phải thực hiện nội dung bản án bởi bản án được tuyên theo trình tự, thủ tục hoàn toàn hợp pháp và chính bà bạn đã từ bỏ quyền kháng cáo để bảo vệ quyền lợi của mình.
4. Thi hành phần bản án, quyết định của Tòa án không bị kháng cáo
Thi hành phần bản án, quyết định của Tòa án không bị kháng cáo. Trường hợp thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án ngay.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi bị tòa án xử phạt 2 năm tù về tội cướp giật tài sản, trong vụ án có 5 bị cáo và thực hiện 9 vụ. Tôi chỉ tham gia 1 vụ và chiếc xe máy của tôi có liên quan trong vụ đó nên bị tạm giữ và chuyển cơ quan thi hành án dân sự. Đến nay đã có bản án và tòa tuyên trả lại xe máy cho tôi. Bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật nhưng có 2 bị cáo kháng cáo mà 2 bị cáo này không liên quan đến vụ của tôi và chiếc xe máy. Như vậy tôi có thể lấy lại xe máy không? Hay phải đợi kết quả của tòa phúc thẩm? Xin luật sư tư vấn giúp tôi.
Luật sư tư vấn:
1. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 2
Điều 36
“a) Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án;
b) Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;
c) Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; các khoản thu khác cho Nhà nước;
d) Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;
đ) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án.”
Như vậy, đối với phần bản án của Tòa án cấp sơ thẩm tuyên trả lại bạn chiếc xe máy không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có quyền chủ động ra quyết định thi hành án trả lại chiếc xe máy cho bạn. Do đó, bạn làm đơn yêu cầu thi hành án gửi tới Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện nơi xét xử sơ thẩm vụ án để giải quyết.
5. Kháng cáo bản án sơ thẩm tranh chấp đất đai
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi nhà tôi cho bà con ở nhờ đến nay muốn thu hồi lại nhà mà không được. Nay tôi đưa đơn kiện lên huyện sau 1 năm xét xử thì huyện yêu cầu gia đình tôi đưa sổ đỏ cho người đó và người đó đưa cho gia đình tôi số tiền 375 triệu. Trong khi đó sổ đỏ mẹ tôi đứng tên vậy xin hỏi luật sư ai đúng ai sai? Và nếu tôi muốn đưa đơn kiện lên cấp tỉnh thì cần những thủ tục gì?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn có căn nhà cho người quen ở nhờ. Tuy nhiên bạn không nêu rõ gia đình bạn cho mượn nhà từ năm bao nhiêu? Tòa án tuyên án dựa trên các căn cứ nào?
Do đó, với thông tin bạn cung cấp, chúng tôi chưa thể khẳng định việc tuyên án như thế là đúng hay sai? Bạn cần tìm hiểu rõ thời điểm gia đình bạn cho mượn nhà năm bao nhiêu để xác định luật áp dụng? Thời hạn cho ở nhờ bao lâu?
Nếu gia đinh bạn không đồng ý với bản án của Tòa án thì gia đình bạn có quyền làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân huyện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án theo quy định tại Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Luật sư tư vấn kháng cáo bản án sơ thẩm tranh chấp đất đai:1900.6568
Đơn kháng cáo phải có các nội dung sau đây:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
+ Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
+ Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
+ Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
+ Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Đồng thời, bạn nộp kèm theo đơn những giấy tờ khác để yêu cầu xét xử phúc thẩm:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của căn nhà
+ Bản án sơ thẩm của Toà án huyện
+ Những giấy tờ tuỳ thân của nguyên đơn và thông tin của bị đơn.
Sau đó bạn nộp hồ sơ tới Tòa án nhân dân cấp huyện đã xét xử sơ thẩm để yêu cầu xét xử phúc thẩm.