Yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Giải quyết tranh chấp đất đai trong trường lấn đất sử dụng từ năm 1986.
Yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Giải quyết tranh chấp đất đai trong trường lấn đất sử dụng từ năm 1986.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa luật sư, tôi tên Thùy, hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi có vấn đề thắc mắc cần như sau kính nhờ luật sư tư vấn giúp: Khu đất gia đình tôi đang ở là đất lấn chiếm từ năm 1962. Do ông bà tôi chạy giặc và chọn nơi này ở để hoạt động cách mạng (khu đất khoảng 1000m) đến năm 1986 mẹ tôi có gia đình riêng và ra cất gần đó 1 căn nhà và tiếp tục khai phá lấn chiếm 700m nữa. Đến nay do đất đang nằm trong diện quy hoạch nên mẹ tôi và bà ngoại tôi chưa làm được Giấy chứng nhận. Đến năm 2014, bà ngoại nộp đơn tranh chấp 700m đất nhà tôi đang sử dụng (cả 2 bên đều không có giấy tờ chứng minh). Phường đã hòa giải nhưng không thành và yêu cầu tiếp tục đến tòa án, nhưng bà ngoại tôi không đi tiếp và cũng không rút đơn kiện. Đến nay bà ngoại tôi xin sửa chữa nhà thì được UBND phường cho phép còn mẹ tôi thì không được phép sửa chữa nhà. Nhân viên phường trả lời do nhà tôi bị tranh chấp chứ nhà ngoại không bị tranh chấp, nên ngoại được sửa còn nhà tôi thì không, Luật quy định như vậy. Vậy nếu bây giờ ngoại tôi vẫn kéo dài tình trạng tranh chấp này thì mẹ tôi phải chịu cảnh nhà cửa dột nát đến khi nào, nếu bà ngoại tôi tiếp tục tranh chấp với tất cả các nhà còn lại thì cuối cùng chỉ có mình ngoại tôi được sửa chữa còn cả xóm phải ở nhà nát sập đổ cho chết người luôn. Tôi nghĩ giải quyêt như vậy là không thỏa đáng, mong muốn của gia đình tôi là đã có tranh chấp giữa ngoại và mẹ thì phải có quyết định giải quyết tranh chấp thì 2 bên mới được xây dựng sữa chữa, hoặc là bà ngoại tôi phải rút đơn khiếu nại (hủy bỏ việc tranh chấp thì ngoại mới được xây dựng sữa chữa). Do kiến thức về pháp luật của bản thân và gia đình tôi quá ít nên không biết phải làm gì trong trường hợp này. Kính mong luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn. (mong muốn của gia đình tôi là muốn ngoại rút đơn kiện, hoặc phải có quyết định giải quyết tranh chấp chứ mẹ tôi không bao giờ muốn thưa kiện bà ngoại), rất mong câu trả lời của luật sư ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Theo Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”
Trong trường hợp này vì tranh chấp đất đai xảy ra mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà việc hòa giải ở phường không thành nên việc tranh chấp đất đai của bạn sẽ được giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều 203 Luật đất đai 2013.
Cụ thể, vì bà ngoại của bạn không có ý định hòa giải và cũng không có ý định rút đơn kiện. Tuy nhiên bà ngoại của bạn lại không đến Tòa án nhân dân để giải quyết vấn đề tranh chấp này. Nếu bạn muốn giải quyết vấn đề này bạn chỉ có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Và trường hợp của bạn, vì là trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (Điểm a Khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013).
>>> Luật sư tư vấn pháp
Sau khi người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai ra quyết định giải quyết tranh chấp thì quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành sẽ được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp mẹ bạn hoặc bà ngoại bạn không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.