Quy định về yêu cầu đối với phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn? Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong việc phát triển nhà ở?
Nhà ở có những vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với con người. Trong quá trình con người sinh sống lâu dài tại một địa điểm cố định sẽ không tránh khỏi đến thời điểm chúng ta cần phải tiến hành việc tu sửa, sửa chữa lại ngôi nhà đang ở. Việc phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn cần phải tuân thủ những điều luật được quy định cụ thể của
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về yêu cầu đối với phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn:
Phát triển nhà ở là việc đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại hoặc cải tạo làm tăng diện tích nhà ở. Vì khu vực nông thôn là khu vực có diện tích đất khá rộng nên cần phải có những chính sách đối với việc phát triển nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân ở khu vực này.
Theo quy định tại Điều 42
“Điều 42. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn
1. Phải phù hợp quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực nhà ở và bảo đảm yêu cầu vệ sinh, môi trường.
2. Việc xây dựng hoặc cải tạo nhà ở hiện có phải kết hợp với việc giữ gìn, bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống và phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện sản xuất của từng khu vực, từng vùng, miền.
3. Hộ gia đình, cá nhân chỉ được xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở hợp pháp của mình.
4. Trường hợp xây dựng nhà ở trong dự án thì phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng của dự án đã được phê duyệt. Đối với khu vực yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế thì phải tuân thủ đúng nội dung của Giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí từ ngân sách để các hộ gia đình, cá nhân bảo tồn, bảo trì, cải tạo nhà ở trong khu vực cần bảo tồn giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, việc phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Việc phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn phải phù hợp quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực nhà ở và bảo đảm yêu cầu vệ sinh, môi trường. Mặc dù, khu vực nông thôn có diện tích mặt bằng tương đối rộng, thoái mái trong việc thiết kế và xây dựng nhưng việc xây dựng vẫn phải đảm bảo vệ sinh, môi trường và phù hợp với kết cấu hạ tầng nông thôn.
Môi trường hiện nay là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển đất nước. Đặc biệt tại Việt Nam, một đất nước có hơn 70% số dân sống và sản xuất ở khu vực nông thôn thì việc bảo vệ môi trường nông thôn đóng vai trò vô cùng quan trọng và là yêu cầu có ý nghĩa to lớn trong mọi hoạt động của đất nước được đặt ra trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong thực tế, trước áp lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức đáng báo động, công tác bảo vệ môi trường nông thôn đang đứng trước những thách thức lớn cụ thể như là: đất đai bị thoái hóa; chất lượng nguồn nước suy giảm mạnh; không khí bị ô nhiễm; tài nguyên thiên nhiên bị khai thác không theo quy hoạch; khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ mất cân bằng sinh thái diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội, sức khỏe và đời sống nhân dân; nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường nông thôn của các cấp, ngành và người dân ở nhiều nơi chưa đầy đủ.
Chính vì thế mà việc đưa ra yêu cầu đối với việc phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn phải phù hợp quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực nhà ở và bảo đảm yêu cầu vệ sinh, môi trường có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ môi trường của cả nước. Sự phát triển bền vững nông thôn bảo đảm cho sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước ta.
– Một yêu cầu rất quan trọng nữa đó là việc xây dựng hoặc cải tạo nhà ở hiện có phải kết hợp với việc giữ gìn, bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống và phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện sản xuất của từng khu vực, từng vùng, miền. Tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau mà có cách xây dựng nhà ở khác nhau nên việc xây dựng nhà ở này phải phù hợp với điều kiện và truyền thống của vùng miền đó.
Thông qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dân tộc Việt Nam đã viết lên những trang sử hào hùng. Trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta đã tạo nên nhân cách con người Việt Nam với các giá trị đạo đức vô cùng phong phú được lưu truyền từ ngàn đời nay. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử các giá trị đạo đức này được lưu truyền qua các thế hệ, trở thành truyền thống tốt đẹp, là sức mạnh và động lực của dân tộc.
Chính vì thế, việc xây dựng hoặc cải tạo nhà ở hiện có phải kết hợp với việc giữ gìn, bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống và phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện sản xuất của từng khu vực, từng vùng, miền. Việc đưa ra êu cầu này là vô cùng hợp lý nhằm bảo đảm truyền thống dân tộc cũng như bảo tồn các giá trị văn hoá lâu đời của từng khu vực, từng vùng, miền khác nhau.
– Hộ gia đình, cá nhân chỉ được xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở hợp pháp của mình. Không phải phần diện tích thuộc sở hữu của mình sẽ không được phép xây dựng nhà trên đất đó.
Mỗi hộ gia đình hay cá nhân chỉ có quyền đối với phần diện tích đất mà mình có quyền sở hữu một cách hợp pháp. Chính vì thế, các chủ thể này chỉ được tiến hành xây dựng nhà ở trên phần diện tích này. Nếu có hành vi lấn chiếm thì các chủ thể này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Trong rường hợp xây dựng nhà ở trong dự án thì phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng của dự án đã được phê duyệt. Đối với khu vực yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế thì phải tuân thủ đúng nội dung của Giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
Việc xây dựng nhà ở trong dự án thì phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng của dự án đã được phê duyệt đó. Các loại Giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế có ý nghĩa quan trọng đối với các dự án xây dựng vì thế các chủ thể cần tuân thủ đúng nội dung của Giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí từ ngân sách để các hộ gia đình, cá nhân bảo tồn, bảo trì, cải tạo nhà ở trong khu vực cần bảo tồn giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử.
Đối với các khu vực nhà ở thuộc địa điểm cần bảo tồn giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử thì yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí từ ngân sách để các hộ gia đình, cá nhân bảo tồn, duy trì các giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử đó. Việc đưa ra yêu cầu này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình lưu trữ các giá trị truyền thống, lịch sử và văn hoá của dân tộc ta.
2. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong việc phát triển nhà ở:
Theo Điều 47 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong việc phát triển nhà ở có nội dung cụ thể như sau:
– Các hộ gia đình, cá nhân trong việc phát triển nhà ở có trách nhiệm cần phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục về cải tạo, xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng.
– Các hộ gia đình, cá nhân trong việc phát triển nhà ở có trách nhiệm cần phải thực hiện các quy định về giữ vệ sinh, môi trường trong quá trình cải tạo, xây dựng nhà ở.
– Các hộ gia đình, cá nhân trong việc phát triển nhà ở có trách nhiệm cần phải bảo đảm an toàn cho người và tài sản của các hộ liền kề trong quá trình xây dựng, cải tạo nhà ở. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
– Các hộ gia đình, cá nhân nếu đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê, cho thuê mua, để bán thì còn phải thực hiện các quy định tại Chương VIII của Luật Nhà ở năm 2014 về các giao dịch về nhà ở.
– Các hộ gia đình, cá nhân trong việc phát triển nhà ở sẽ phải thực hiện các trách nhiệm khác khi cải tạo, xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh các trách nhiệm được nêu cụ thể bên trên thì theo Điều 48 Luật Nhà ở năm 2014 còn quy định thêm trách nhiệm hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở, cải tạo chỉnh trang đô thị của hộ gia đình, cá nhân với nội dung cụ thể như sau:
– Các hộ gia đình, cá nhân hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở hoặc cải tạo, chỉnh trang đô thị trong đó có nhà ở bằng khả năng tài chính, nhân công, vật liệu và công sức đóng góp của các thành viên trong nhóm hợp tác.
– Các thành viên trong nhóm hợp tác phải thỏa thuận về cách thức góp vốn, nhân công, vật liệu, thời gian thực hiện, quyền và nghĩa vụ của các thành viên và cam kết thực hiện thỏa thuận của nhóm hợp tác.
Như vậy, các hộ gia đình, cá nhân trong việc phát triển nhà ở sẽ có những trách nhiệm cụ thể được pháp luật quy định. Các hộ gia đình, cá nhân cần thực hiện đúng trách nhiệm của mình để nhằm đảm bảo các quyền lợi của chính bản thân mình cũng như của các chủ thể liên quan khác.