Đất nước càng ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc này đã được thể hiện ở một điều được coi là bước tiến đó là hầu hết người dân có đủ điện dùng để chiếu sáng và làm những công việc cần đến điện. Vậy an toàn điện là gì? Yêu cầu tiêu chuẩn chung về an toàn điện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. An toàn điện là gì?
Điện là nguồn năng lượng cơ bản trong các công xưởng, xí nghiệp, từ nông thôn đến thành thị, số người tiếp xúc với điện ngày càng nhiều.
– An toàn điện là một trong những vấn đề quan trọng của công tác bảo hộ lao động: Những nguyên nhân có thể gây ra tai nạn điện: thiếu các hiểu biết về an toàn điện; không tuân theo các quy tắc về an toàn điện.
Khái niệm an toàn điện có thể hiểu là một chuỗi các biện pháp ứng phó để đề phòng sự cố xảy ra tại nạn điện . Những biện pháp an toàn điện giúp chúng ta được bảo vệ tốt hơn khi tiếp xúc , làm việc trong môi trường có nguy cơ xảy ra tai nạn điện như : các nhà máy , phân xưởng , công trình , ….
An toàn điện là một hệ thống các biện pháp tổ chức và phương tiện kỹ thuật để ngăn chặn các tác động có hại và nguy hiểm đối với con người từ dòng điện , hồ quang điện , trường điện từ và tĩnh điện.
Tất cả các hệ thống liên quan đến điện đều có khả năng gây hại, điện có thể là tính hay động. Đối với điện động là các Electron sẻ chuyển động qua một dây dẫn thông qua dây dẫn chất liệu bằng kim loại. Còn tĩnh điện sẻ là sự tích tụ điện trên bề mặt do tiếp xúc hoặc quá trình ma sát tạo ra.
2. Nguyên tắc an toàn điện:
Dưới đây một số nguyên tắc đảm bảo an toàn điện yêu cầu mọi người cần phải tuân thủ thực hiện theo:
– Đảm bảo người lao động phải biết phương thức vận hành máy trước khi sử dụng
– Dây cắm phải đủ dài, các vị trí ổ cắm phải đủ tải và không nên sử dụng quá nhiều phích cắm chung một ổ
– Sắp xếp đường dây điện gọn gàng vừa phòng tránh tai nạn và hạn chế rủi ro chập điện
– Yêu cầu người thợ sửa điện phải có kiến thức chuyên môn cao đồng thời phải có kinh nghiệm thi công nhiều dự án lớn
– Ngừng sử dụng điện khi phát hiện sự cố rò hay hư hỏng điện
– Những thiết bị, ổ cắm điện cần được lắp đặt trên cao cách mặt đất > 1m tránh tiếp xúc trẻ em
– Không sử dụng máy bay điều khiển hoặc thả diều gần các đường dây điện
– Tuyệt đối không sử dụng thiết bị điện, dây điện kém chất lượng
– Mang dày dép, đồ bảo hộ cao xúc, thiết bị cách điện khi tiến hành sửa chữa, bảo trì
3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong án toàn điện:
Nghiêm cấm các hành vi như trộm cắp hoặc tháo gỡ dây néo, dây tiếp địa, trang thiết bị của lưới điện; trèo lên cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ; hành vi sử dụng công trình lưới điện cao áp vào những mục đích khác khi chưa được sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp.
Đặc biệt nghiêm cấm hành vi thả diều, vật bay gần công trình lưới điện cao áp làm mắc các vật này vào đường lưới tải điện có khả năng gây sự cố lưới điện. Hành vi lắp đặt ăng ten thu phát
Bắn chim đậu trên dây điện, trạm điện hoặc quăng, ném bất kỳ vật gì lên đường dây điện, trạm điện; Đào đất gây lún sụt công trình lưới điện cao áp, trạm điện gây ra sự cố đứt giây tải điện. Đắp đất, xếp các loại vật liệu, thiết bị hoặc đổ phế thải vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường tải điện. Sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán, buộc gia súc hoặc sử dụng vào mục đích khác. Nổ mìn, mở mỏ; xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất hóa học có khả năng gây ăn mòn hoặc hư hỏng các bộ phận của công trình lưới điện. Đốt nương rẫy, sử dụng các phương tiện thi công gây chấn động hoặc có khả năng làm hư hỏng, sự cố công trình lưới điện, trạm điện, nhà máy điện.
Điều khiển các phương tiện bay có khoảng cách đến bộ phận gần nhất của công trình lưới điện cao áp nhỏ hơn 100 m, trừ trường hợp phương tiện bay làm nhiệm vụ quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện được phép theo quy định. Để cây đổ vào đường dây điện khi chặt tỉa cây hoặc lợi dụng việc bảo vệ, sửa chữa công trình lưới điện cao áp để chặt cây. Các hành vi khác vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
4. Yêu cầu tiêu chuẩn chung về an toàn điện:
Mỗi năm có hàng trăm người bị chấn thương và chết do các vụ tai nạn liên quan đến điện năng, để đảm bảo an toàn chính phủ đã ban hành
Đối với các nhà máy điện, trạm điện, đường dây dẫn điện chuẩn bị đưa vào khai thác, sử dụng, chủ đầu tư phải bàn giao đầy đủ tài liệu thiết kế, thi công, hoàn công và các tài liệu kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật về xây dựng cho đơn vị quản lý vận hành
– Chủ đầu tư phải có đầy đủ các tài liệu thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, các tài liệu hoàn công xây lắp và các tài liệu kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật về xây dựng bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành;
– Chủ đầu tư các dự án nhà máy điện, trạm điện, đường dây dẫn điện phải thực hiện công tác thí nghiệm, hiệu chỉnh từng phần và toàn bộ hệ thống các trang thiết bị trong dây chuyền công nghệ phát điện, truyền tải và phân phối điện để bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các thông số quy định trong thiết kế đã được duyệt. Hồ sơ thí nghiệm, hiệu chỉnh phải được đưa vào
– Đối với đoạn đường dây dẫn điện trên không vượt qua nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong và nơi thường xuyên tập trung đông người thì các chế độ vận hành của đường dây không được vượt quá tiêu chuẩn, định mức quy định.
– Có đầy đủ các tài liệu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn điện; các hướng dẫn như: Quy trình, nội quy và biện pháp tổ chức thực hiện các quy định về an toàn điện tại cơ quan, doanh nghiệp trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện hiện hành. Thiết lập hồ sơ, lý lịch, tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết bị điện và tổ chức quản lý theo quy định.
– Tại các vị trí vận hành phải có đầy đủ các quy trình: Vận hành thiết bị, xử lý sự cố điện; sơ đồ lưới điện, nội quy phòng cháy, chữa cháy, sổ nhật ký vận hành, dụng cụ, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, biển cấm, biển báo và các dụng cụ, phương tiện khác theo quy định.
– Bố trí người lao động làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
– Được đào tạo về nghiệp vụ, kỹ thuật đúng yêu cầu ngành nghề;
– Được huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện.
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ điện có chứng chỉ chất lượng hoặc nhãn mác đăng ký chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định pháp luật khác có liên quan. Các thiết bị, dụng cụ điện phải được kiểm định an toàn kỹ thuật theo đúng quy định.
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết về danh mục trang thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định; nội dung kiểm định; hình thức, chu kỳ kiểm định; quy trình kiểm định; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện
– Xây dựng, ban hành kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn sự cố, tai nạn. Trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn về điện, phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp cần thiết để cấp cứu người bị nạn, giảm nhẹ thiệt hại về người, tài sản; phải tổ chức điều tra xác định, phân tích nguyên nhân; kiểm điểm, xác định trách nhiệm.
– Tổ chức hoặc tham gia tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về công tác an toàn điện.
– Thực hiện việc thống kê, báo cáo tai nạn điện, vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết về thống kê, báo cáo tai nạn điện và vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
Như vậy, đối với yêu cầu tiêu chuẩn chung về an toàn điền thì pháp luật nước ta đã quy định rất chặt chẽ để giảm thiểu các thiệt hại về người và của. Pháp luật về án toàn điện đã xây dựng, ban hành kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn sự cố, tai nạn. Trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn về điện, phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp cần thiết để cấp cứu người bị nạn, giảm nhẹ thiệt hại về người, tài sản; phải tổ chức điều tra xác định, phân tích nguyên nhân; kiểm điểm, xác định trách nhiệm.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
– Nghị định 51/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 14/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Điện lực về an toàn điện.