Trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ.
Theo Điều 94 BLTTDS 2004 và Điều 12 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 3 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số quy định về “chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự 2011 thì trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn. Theo đó:
“- Đương sự yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ phải làm đơn yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ. Đơn yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức quản lý, lưu giữ phải có các nội dung chính sau đây:
+, Ngày, tháng, năm làm đơn;
+, Tên Toà án mà đương sự yêu cầu tiến hành thu thập chứng cứ;
+, Tên, địa chỉ của người có yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ;
+, Vấn đề cụ thể cần chứng minh;
+, Chứng cứ cụ thể cần thu thập;
+, Lý do vì sao tự mình không thu thập được chứng cứ đó;
+, Họ, tên, địa chỉ của cá nhân; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cần thu thập đó”.
– Sau đó, khi xét thấy yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ của đương sự là có căn cứ, thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ. Quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ phải có các nội dung chính sau đây:
+, Ngày, tháng, năm ra quyết định và tên Toà án ra quyết định;
+, Tên, địa chỉ của người yêu cầu cung cấp chứng cứ;
+, Lý do của việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ;
+, Tên, địa chỉ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ;
+, Chứng cứ cụ thể cần được cung cấp cho Toà án;
+, Thời hạn thực hiện việc cung cấp chứng cứ. Trường hợp không cung cấp được chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì phải có văn bản thông báo cho Tòa án biết và nêu rõ lý do;
+, Hậu quả pháp lý của việc không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án được quy định tại khoản 2 Điều 94 của BLTTDS 2004.
>>> Luật sư
– Thư ký Tòa án hoặc cán bộ Tòa án được Chánh án phân công có thể trực tiếp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ. Người trực tiếp yêu cầu phải có
Trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ thực hiện được việc giao nộp ngay chứng cứ, thì lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 84 của BLTTDS 2004, trừ việc đóng dấu của Tòa án sẽ được thực hiện sau. Nếu cơ quan, tổ chức giao nộp chứng cứ có dấu, thì đề nghị đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ký tên và đóng dấu xác nhận. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ từ chối việc giao nộp chứng cứ, thì lập biên bản về việc đó và ghi rõ lý do của việc từ chối đó.
Trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ chưa thực hiện được việc giao nộp chứng cứ ngay, thì lập biên bản về việc đó và yêu cầu họ cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn được ghi trong quyết định (trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định).
Trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật (Điều 385 BLTTDS 2004 quy định về biện pháp xử lý người có hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của người tiến hành tố tụng; Điều 389 BLTTDS 2004 quy định về biện pháp xử lý cá nhân, cơ quan, tổ chức không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp chứng cứ cho Tòa án,…).
– Trong trường hợp Tòa án không trực tiếp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ, thì Tòa án chỉ cần gửi quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ cho cá nhân, cơ quan, tổ chức mà mình có yêu cầu cung cấp chứng cứ.
– Trường hợp Viện kiểm sát thu thập chứng cứ bằng việc yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ (cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng) chỉ được Tòa án chấp nhận nếu việc thu thập chứng cứ đó được thực hiện theo đúng quy định của BLTTDS 2004 và hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.