Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi gây ra tai nạn cho người khác? Trách nhiệm pháp lý của người gây tai nạn cho người mà mình chở.
Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi gây ra tai nạn cho người khác? Trách nhiệm pháp lý của người gây tai nạn cho người mà mình chở.
Tóm tắt câu hỏi:
Vào ngày 27/12/2015 âm lịch, anh trai tôi có đi chơi cùng 1 số người bạn. Đến tối hôm đó, vào hồi 19h30, tôi thấy lo nên gọi điện thoại cho anh trai tôi nhưng không ai nhấc máy. Đến hồi 21h10 tôi có gọi lại thì được 1 người lạ tự xưng là chủ sở hữu của chiếc xe đó nói anh trai tôi gây tai nạn. Khi tôi đến nơi anh trai tôi bị tai nạn thì chỉ còn một mình anh trai tôi nằm đó. Do vội vã và lo lắng cho sức khỏe của anh mà tôi chỉ kịp đưa anh trai tôi ra bệnh viện để cấp cứu chứ không tìm hiểu được người điều khiển xe cũng như chủ sở hữu chiếc xe tai nạn. Sau khi nằm nằm viện được 3 tháng, giờ anh trai tôi đã tỉnh lại và anh chỉ nhớ được người điều khiển chở anh gây tai nạn cho anh. Và qua tìm hiểu tôi cũng biết được người điều khiển xe chở anh trai tôi khiến anh trai tôi bị tai nạn. Nhưng từ ngày anh trai tôi nằm viện đến lúc về nhà, gia đình cũng như người điều khiển chiếc xe máy đó không hề đến hỏi thăm và không hề bồi thường gì cho anh trai tôi. Tai nạn khiến anh trai tôi mất 1 phần sọ bên trái và bị liệt chân tay bên phải, mất khả năng đi lại và sinh hoạt… Vậy cho tôi hỏi người điều khiển xe chở anh trai tôi làm anh trai tôi bị tai nạn có phải bồi thường thiệt hại gì cho anh trai tôi không. Tôi cũng đã xuống nhà người điều khiển xe làm anh trai tôi tai nạn yêu cầu lên thăm hỏi cũng như phải bồi thường thiệt hại cho anh trai tôi nhưng đã bị họ la mắng cự tuyệt. Liệu giờ tôi có thể viết đơn kiện gia đình người điều khiển xe đó không ạ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi 2009
2. Nội dung tư vấn:
Theo khoản 1 Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
Trong trường hợp của bạn, người chở anh trai bạn nói rằng anh trai bạn gây tai nạn, còn anh trai bạn nói rằng người đó gây tai nạn cho anh. Do chưa có kết luận chính xác từ phía công an về nguyên nhân vụ tai nạn, ai là người gây tai nạn cũng như lỗi thuộc về ai do đó chưa thể kết luận rằng người chở anh trai bạn đã có lỗi và đã gây tai nạn cho anh bạn. Nếu sau khi có kết luận từ phía cơ quan điều tra, người lái xe này có lỗi và đã xâm phạm nghiêm trọng tới sức khỏe của anh trai bạn, để lại hậu quả là anh trai bạn mất 1 phần sọ bên trái và bị liệt chân tay bên phải, mất khả năng đi lại và sinh hoạt… thì người đó phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho anh trai bạn.
Theo Điều 609 Bộ luật Dân sự 2005:
“1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Như vậy, để xác định rằng người chở anh trai bạn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không, bạn cần phải dựa vào kết luận của cơ quan điều tra. Nếu người này có lỗi và đã gây ra tai nạn cho anh trai bạn thì người này có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và bù đắp tổn thất về tinh thần mà anh trai bạn phải gánh chịu. Hơn nữa phía người gây ra thiệt hại không thiện chí thực hiện nghĩa vụ của mình. Bạn đã xuống nhà người đó yêu cầu lên thăm hỏi cũng như bồi thường thiệt hại cho anh trai bạn nhưng đã bị họ la mắng cự tuyệt.
Do vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, bạn có thể làm đơn khởi kiện gửi lên Tòa án, yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường tổn thất do sức khỏe bị xâm phạm và tổn thất tinh thần mà anh trai bạn đã phải gánh chịu. Nếu người này không có lỗi trong việc gây ra tai nạn cho anh trai bạn thì họ không có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại phần thiệt hại này. Bạn cũng không có cơ sở pháp lý để làm đơn khởi kiện người đó.
Ngoài ra, cần phải xác định yếu tố lỗi và mức độ thiệt hại để xác định người vi phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi 2009 hay không.