Việc nghiên cứu các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
. – Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng, không chính xác các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực pháp luật.
Từ cơ chế này, vấn đề đặt ra là, trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật xảy ra có nguyên nhân là do người vi phạm thiếu thông tin, kiến thức, hiểu biết về pháp luật thì các cơ quan tư pháp và các cơ quan chức năng khác cần phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật một cách sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân về những nguyên tắc, quy định của các bộ luật, các văn bản quy phạm pháp luật; giúp người dân có được những kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật. Qua đó, góp phần hạn chế những hành vi phạm pháp, phạm tội xảy ra có nguyên nhân là do thiếu kiến thức, hiểu biết về pháp luật.
– Tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn các chuẩn mực pháp luật thiếu căn cứ logic và sử dụng các phán đoán phi logic.
Chúng ta nhận thấy những thói quen trong tư duy, nếp suy nghĩ sai lầm của một bộ phận dân cư trong xã hội thường là nguyên nhân khiến cho họ nhận thức sai, làm lệch lạc nội dung và phạm vi áp dụng của pháp luật. Chính vì thế, khi xây dựng pháp luật, các nhà làm luật phải hết sức lưu ý và cân nhắc nội dung của những ngôn từ, thuật ngữ pháp lý được sử dụng. Từng quy phạm pháp luật được đưa ra phải có bố cục chặt chẽ, nội dung phải đầy đủ, rõ ràng và chính xác để tránh trường hợp suy diễn sai và áp dụng sai.
– Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của những chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với pháp luật hiện hành.
>>> Luật sư
Tìm hiểu cơ chế này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác thực hiện pháp luật. Cần nhận thức rõ ràng, pháp luật phải luôn luôn bám sát và phù hợp với thực tiễn xã hội. Vì vậy khi trong thực tế xã hội có những quy phạm pháp luật lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tiễn xã hội hoặc đã hết hiệu lực thi hành thì Nhà nước cần sớm thay đổi, bổ sung hoặc tuyên bố chấm dứt hiệu lực của chúng một cách kịp thời. Điều đó có tác dụng ngăn chặn, không tạo ra những khe hở để kẻ xấu có thể lợi dụng vào các mục đích phạm pháp, phạm tội.
– Cơ chế đi từ quan niệm sai lệch tói việc thực hiện hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật
Cơ chế này cho thấy, khi phát hiện có những quan điểm sai lệch về đặc điểm, nội dung, tính chất hay phạm vi áp dụng của một bộ luật hay văn bản quy phạm pháp luật nào đó, hoặc những quan niệm sai lệch có thể dẫn tới hành vi phạm pháp, thì các cơ quan chức năng của nhà nước phải sớm có biện pháp định hướng, giải thích, điều chỉnh lại những quan niệm sai lệch đó để kịp thời ngăn chặn những hành vi phạm pháp, phạm tội có thể xảy ra, góp phần hình thành những hành vi cư xử hợp pháp, hợp đạo đức của công dân.
– Các khuyết tật về tâm sinh lý dẫn tới hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
Nghiên cứu các khuyết tật về tâm – sinh lý ở những cá nhân có hành vi phạm pháp, phạm tội có tác dụng rất lớn trong việc phát hiện và làm sáng tỏ những nguyên nhân chủ quan dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật. Nó giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật tùy theo từng trường hợp pháp luật cụ thể mà đưa ra những kết luận đúng đắn về nguyên nhân, mục đích hay động cơ phạm pháp, phạm tội; từ đó mà xác định đúng người, đúng tội và vận dụng các biện pháp xử lý, áp dụng khung hình phạt phù hợp. Thực hiện nguyên tắc không xử oan người vô tội, người không bị coi là tội phạm, đồng thời cũng không để lọt lưới kẻ phạm tội, đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật.
– Cơ chế về mối liên hệ nhân – quả giữa các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
Cơ chế này cho thấy, thông thường khi cá nhân nào đó thực hiện liên tiếp các hành vi phạm pháp thì giữa các hành vi đó thường có mối liên hệ nhân quả nhất định. Vì vậy, khi một hành vi vi phạm pháp luật, nhất là phạm tội xảy ra, các cơ quan chức năng phải tùy từng trường hợp cụ thể mà sớm áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả xấu có thể xảy ra.