Thuế là gì? Các cách phân loại thuế? Việc phân loại thuế có ý nghĩa trên những phương diện sau?
Theo như quy định của pháp luật về thuế giúp ta biết đến thuế không chỉ là một phạm trù kinh tế, mà còn là phạm trù lịch sử. Hiện nay rất nhiều căn cứ quy định về lịch sử chứng minh thuế ra đời là một tất yếu khách quan, thuế được biết đến là gắn với sự hình thành và phát triển của nhà nước. Để duy trì sự tồn tại đồng thời với việc thực hiện các chức năng của mình thì nhà nước cần có nguồn vật chất để thực hiện các chi tiêu có tính chất xã hội. Bằng quyền lực chính trụ, nhà nước đã thực hiện chính sách thu một bộ phận của cải của xã hội để có được nguồn vật chất đó. Quan hệ thu, nộp những nguồn vật chất này chính là thuế. Vậy thuế được phân loại như thế nào? Ý nghĩa của việc phân loại thuế? bài viết dưới đây Luật Dương Gia cung cấp nội dung cụ thể như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật Quản lý thuế 2019;
– Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế.
1. Thuế là gì?
Về cơ bản thì có thể hiểu thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà Nước. Thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của công dân đối với Nhà nước (có thể nói thuế là tiền mà mỗi công dân đóng vào đó để cùng nhau xây dựng đất nước). Tùy vào mỗi quốc gia mà các quy định về thuế sẽ khác nhau
Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Thuế có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế – xã hội của quốc gia. Việc phân loại thuế có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà lập pháp, hành pháp.
Từ khái niêm trên ta có thể suy ra thuế có các đặc điểm của thuế được pháp luật quy định như sau:
Thứ nhất, Tính bắt buộc của thuế là khoản thu mang tính bắt buộc: Vì thuế là nguồn thu chính của nhà nước và nhà nước dùng số tiền đó cho việc cung cấp cho các lợi ích cho quốc gia như các cơ sở vật chất, quốc phòng, pháp luật, y tế, môi trường,…để phục vụ cho người dân. Tính bắt buộc để đảm bảo rằng mọi công dân phải đóng thuế. Tính bắt buộc xuất phát từ việc nhà nước là người cung ứng phần lớn hàng hóa công cộng cho xã hội. Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu công cộng ấy, nhà nước phải sử dụng quyền lực của mình để nhân dân phải nộp thu. Đây là nghĩa vụ của mỗi công dân và đã được ghi nhận trong hiến pháp của mỗi quốc gia.
Tính chất không hoàn trả trực tiếp: Nghĩa là công dân sẽ không được nhà nước trả trực tiếp lại số tiền mà mình đã đóng, nhưng công dân sẽ được nhận lại gián tiếp qua việc được hưởng các dịch vụ công cộng mà nhà nước sử dụng tiền thuế để tạo ra. Sự không hoàn hảo trả trực tiếp được thể hiện kể cả trước và sau thu thuế. Các cá nhân, tổ chức đã nộp thuế cho nhà nước cũng không có quyền đòi hỏi nhà nước phải cung cấp trực tiếp cho họ một lượng hàng hóa hay dịch vụ cụ thể. Nhưng công dân có quyền nêu ý kiến của mình nếu số tiền thuế đóng quá cao mà trong khi đó mà nhận lại từ các dịch vụ quá thấp, nhân dân cũng có thể kiểm tra việc chi tiêu của ngân sách nhà nước thông qua đại biểu của họ ở các cơ quan đại diện
Thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao: Được quyết định bởi quyền lực chính trị của nhà nước và quyền lực ấy được thể hiện bằng pháp luật. Các luật thuế sẽ do các cơ quan quyền lực nhà nước ban hành tránh việc thu thuế tùy tiện.
Ngoài ra thì thuế còn có các chức nắng là nguồn lực tài chính cho nhà nước: Đây là chức năng dễ thấy nhất của thuế, thuế là nguồn thu quan trọng nộp vào ngân sách nhà nước. Nhà nước sử dụng tiền để có thể giúp phát triển đất nước, chi tiêu vào những mục đích và lợi ích của quốc gia. Thuế là nguồn lực tài chính của quốc gia và đảm bảo sự tồn tại của Nhà nước
Không những thế mà thuế còn có chức năng điều tiết nền kinh tế thi trường của một quốc gia: Thuế được biết đến với một vai trò rất lớn trong nền kinh tế của mỗi quốc gia.Thuế thực hiện nhiệm vụ của nó là nhiệm vụ tạo được sự công bằng trong kinh doanh. Thực hiện chức năng điều chỉnh của thuế thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, mỗi doanh nghiệp sẽ đóng một mức thuế khác nhau tùy thuộc vào quy mô cũng như lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế; xây dựng chính xác, hợp lý các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của người nộp thuế. Trên cơ sở đó Nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung của nền kinh tế quốc dân, Bên cạnh đó nhà nước có thể hỗ trợ nhiều doanh nghiệp mới bằng cách hoàn lại thuế, giảm thuế và cả hỗ trợ. Nhà nước sử dụng thuế để tác động lên lợi ích kinh tế của các chủ thể vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân.
2. Các cách phân loại thuế?
Việc phân loại thuế có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc nghiên cứu, nắm bắt quy định của pháp luật về các loại thuế mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà lập pháp, hành pháp. Để phân loại các loại thuế, việc phân loại cần dựa trên những tiêu chí cụ thể. Các tiêu chí này có thể là đối tượng chịu thuế; mối quan hệ giữa cơ quan thuế và người nộp thuế; người nộp thuế.
Phân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành những nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Có nhiều tiêu thức phân loại khác nhau, mỗi tiêu thức phân loại có nhiều loại thuế khác nhau:
2.1. Phân loại theo đối tượng chịu thuế.
Căn cứ vào đối tượng chịu thuế có thể chia hệ thống thuế thành ba loại sau:
Thuế thu nhập bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhập nhận được, thu nhập này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: thu nhập từ lao động dưới dạng tiền lương, tiền công, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức cổ phần…
Do vậy thuế thu nhập cũng có nhiều hình thức khác nhau : Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế tiêu dùng là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là phần thu nhập được mang tiêu dùng trong hiện tại. Bao gồm: Thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng…
Thuế tài sản là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là giá trị tài sản.Bao gồm ,thuế bất động sản là thuế tài sản đánh trên giá trị của tài sản cố định,thuế động sản là thuế đánh trên tài sản chính
2.2. Phân loại thuế theo tính chất:
Nhóm thuế trực thu: là những loại thuế mà nhà nước thu trực tiếp vào các pháp nhân hay thể nhân khi có tài sản hoặc thu nhập được quy định nộp thuế. Đây là loại thuế mà người nộp thuế chính là người chịu thuế và họ không có khả thu hồi lại tiền thuế. Ví dụ như: thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất …
Nhóm thuế gián thu: là những loại thuế đánh vào giá trị hàng hoá khi nó lưu chuyển trên thị trường, là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế không phải là người chịu thuế, nó được tính vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà cá nhân người dùng là người chịu thuế. Người nộp thuế gián thu là người đóng thuế hộ người tiêu dùng.
2.3. Phân loại thuế theo đối tượng đánh thuế:
– Thuế đánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Thuế đánh vào sản phẩm.
– Thuế đánh vào thu nhập.
– Thuế đánh vào tài sản.
– Thuế đánh vào các tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
3. Việc phân loại thuế có ý nghĩa trên những phương diện sau:
3.1. Trong hoạt động lập pháp
Việc phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián thu sẽ giúp các nhà lập pháp tìm ra được những phương thức điều tiết riêng, từ đó xây dựng được các sắc thuế phù hợp với mục đích điều tiết, phản ánh được phạm vi tác động của sắc thuế đó. Để đảm bảo tính công bằng điều tiết thu nhập thì cần gia tăng các loại thuế trực thu nhưng để đảm bảo nguồn thu ổn định cho nhà nước thì lại cần gia tăng các loại thuế gián thuế. Vấn đề là phải cân bằng được lợi ích của Nhà nước và người nộp thuế.
Ví dụ: thuế trực thu có hạn chế lớn là dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn lậu thuế nếu quy định mức thuế suất cao, vậy cần phải điều chỉnh mức thuế suất sao cho đảm bảo được mục đích điều tiết của loại thuế này.
3.2. Trong công tác tổ chức hành thu
Việc phân loại thuế có ý nghĩa trong việc tổ chức thu thuế với mỗi loại thuế sẽ xác định được phạm vi người nộp thuế, nguyên tắc đánh thuế, đối tượng tính thuế, căn cứ tính thuế, cách thức tính thuế…từ đó có biện pháp thu thuế phù hợp. Qua đó, phân định thẩm quyền của các cơ quan hành thu thuế từ đó có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả. Ví dụ: đối với thuế trực thu việc theo dõi tính toán và thu thuế phức tạp, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân với diện thu thuế rộng và phân tán. Vì vậy, nếu không có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả thì dễ dẫn đến hạn chế tác dụng của loại thuế này trong việc tập trung số thu đầy đủ, kịp thời về cho Ngân sách Nhà nước.
3.3. Trong nhận thức của đối tượng nộp thuế và người chịu thuế
Đối với loại thuế trực thu sẽ dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn, lậu thuế. Còn đối với loại thuế gián thu thì người nộp thuế không có gánh nặng về thuế việc nộp thuế sẽ như một tất yếu khi sử dụng, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
như vậy có thể thấy rằng, Việc phân loại thuế có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà lập pháp và hành pháp. Việc phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián thu sẽ giúp các nhà lập pháp tìm ra được những phương thức điều tiết riêng, từ đó xây dựng được các sắc thuế phù hợp với mục đích điều tiết, phản ánh được phạm vi tác động của sắc thuế đó.