Ý nghĩa của việc pháp luật quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo Luật đấu thầu.
Các khái niệm pháp lý về đấu thầu được ghi nhận trong Luật Thương mại 2005 và Luật Đấu thầu 2013 – Theo đó, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, bình đẳng, minh bạch và hiệu quả kinh tế; hoặc đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu nhằm lựa chọn trong số các thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra va được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng.
Việc pháp luật quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu mang lại rất nhiều ý nghĩa:
Cạnh tranh công bằng sẽ góp phần làm cho các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Do đấu thầu được nhìn nhận là hình thức lựa chọn người cung cấp hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ, theo đó người tổ chức mời thầu sử dụng cơ chế cạnh tranh bằng cách đưa ra gói thầu để các bên dự thầu cạnh tranh nhau về giá, về chất lượng… với mong muốn có thể lựa chọn được người cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ có chất lượng tốt nhất và mức giá rẻ nhất. Cơ chế cạnh tranh được vận hành theo cách thức những người dự thầu (là người có nhu cầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ đang mong muốn có được gói thầu) ganh đua nhau về các điều kiện thương mại hoặc kỹ thuật, đặc biệt là giá cả. Người nào có mức giá thấp nhất (là mức giá tối ưu đối với người mua) sẽ được lựa chọn. Tùy theo giá trị của gói thầu và điều kiện của người mời thầu, mức độ cạnh tranh trong đấu thầu sẽ được thiết lập khác nhau. Pháp luật về đấu thầu và pháp
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mặt khác sự cạnh tranh giữa các nhà thầu sẽ tạo thuận lợi cho bên mời thầu (chủ đầu tư) lựa chọn được hàng hoá và dịch vụ hợp nhất với yêu cầu của mình và với giá cả thấp nhất.
Hạn chế hành vi “thông thầu” nhất là đối vs các lĩnh vực xây dựng cơ bản và mua sắm vật chất từ tài sản công. Cụ thể là hành vi “ thông thầu” có thể hiểu đơn giản là việc các bên dự thầu giàn xếp, thỏa thuận cùng hành động để một hoặc các bên trong số họ thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Khi đó chủ đầu tư sẽ không thể lựa chọn nhà thầu tốt nhất, hay chính chủ đầu tư đã “giàn xếp” kết quả thắng thầu để ăn chia với nhà thầu… Điều này sẽ gây thâm hụt ngân sách nhà nước, ăn chặn tiền đầu tư dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.Chính vì thế PL VN mới có quy định về việc các chủ thể tham gia đấu thầu phải đảm bảo sự độc lập về pháp lý và về tài chính trong các TH cụ thể tại Điều 6 Luật Đấu thầu.
Ngoài ra việc đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu là biện pháp để chống tham nhũng, lãng phí quản lý tài sản nhà nước. Vì khi pháp luật quy định điều chỉnh về đảm bảo tính cạnh tranh trong đầu thầu sẽ giúp việc đấu thầu trở lên minh bạch hơn. Và cũng giống như hành vi “thông thầu”, việc lựa chọn nhà thầu sẽ được công khai, tránh được phần nào việc “giàn xếp” kết quả thắng thầu với các nhà thầu và chủ đầu tư.