Hiện nay, khi tham gia giao thông thường sẽ bắt gặp lại các biển báo hiệu cấm. Một trong số đó ta thường bắt gặp biển báo R.122. Vậy ý nghĩa biển báo dừng lại STOP R122? Mức xử phạt vi phạm như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Nhận dạng biển báo dừng lại STOP R122:
- 2 2. Ý nghĩa biển báo dừng lại STOP R122?
- 3 3. Mức xử phạt vi phạm biển báo dừng lại STOP R122:
- 3.1 3.1. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
- 3.2 3.2. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
- 3.3 3.3. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:
- 3.4 3.4. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác:
- 3.5 3.5. Xử phạt người đi bộ:
- 4 4. Những biển báo cấm người dân nên biết để tham gia giao thông đúng quy định:
1. Nhận dạng biển báo dừng lại STOP R122:
Cách nhận dạng biển báo dừng lại STOP P122 như sau:
Hình dạng biển báo:
– Biển báo cấm số 122 có dạng hình đa giác đều.
– Nền biển báo màu đỏ.
– Bên phía trong của biển báo in chữ “STOP” màu trắng.
Vật liệu của biển báo dừng lại STOP R122:
– Theo quy định của nhà nước về biển báo giáo thông thì biển báo dừng lại STOP R122 hay các loại biển báo khác đều được làm từ vật liệu tôn mạ kẽm.
– Chiều dày của biển báo rơi vào từ 1,2 mm đến 1,5 mm.
– Biển báo có màu phản quang 3M3900 hay 3M610 theo QCVN 41:2016/BGTVT quy định.
2. Ý nghĩa biển báo dừng lại STOP R122?
Căn cứ theo quy định tại Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, biển báo dừng lại ký hiệu là R.122 mang ý nghĩa như sau:
– Đối với xe cơ giới và xe thô sơ khi gặp biển báo này phải thực hiện dừng xe lại. Theo quy định biển báo R.122 là biển hiệu lệnh dạng đặc biệt.
– Giá trị hiệu lực của biển báo dừng lại R.122: các loại xe cơ giới và thô sơ kể cả xe được ưu tiên theo quy định bắt buộc phải dừng lại trước biển hoặc dừng lại trước vạch ngang đường.
Người điểu khiển xe chỉ được phép đi khi có các tín hiệu do người điều khiển giao thông hoặc đèn cờ cho phép được đi.
Trường hợp xe chỉ được phép đi trên đường khi nhận thấy không còn nguy cơ mất an toàn giao thông nếu như trên đường không đặt tín hiệu đèn cờ, không có người điều khiển
giao thông hoặc các tín hiệu đèn không bật sáng.
– Đặt biển báo R.122 kèm theo biển số S.506b “Hướng đường ưu tiên” bên dưới trên đoạn đường không ưu tiên để thực hiện việc bảo đảm quyền ưu tiên rẽ tại nơi giao nhau cho người tham gia giao thông ưu tiên.
Trong trường hợp này, biến sẽ có giá trị hiệu lực bắt buộc người tham gia giao thông trên đường không ưu tiên phải nhường đường cho xe trên đường ưu tiên được đi trước qua vị trí giao nhau, ngoại trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định của pháp luật, bao gồm:
+ Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.
+ Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.
+ Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.
+ Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
+ Đoàn xe tang.
– Nếu trường hợp tầm nhìn tại nơi đường giao nhau không đảm bảo thì cần phải bố trí biển báo dừng lại R.122 phối hợp với biển phụ ghi chữ “Dừng lại quan sát” và vạch sơn gờ giảm tốc trên đường không ưu tiên.
3. Mức xử phạt vi phạm biển báo dừng lại STOP R122:
3.1. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
– Mức xử phạt:
Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi tham gia giao thông nếu không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu dừng lại STOP R122 thì xử phạt từ 300 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng.
(theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 5
– Áp dụng hình phạt bổ sung:
Người thực hiện hành vi vi phạm nếu gây ra tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c Khoản 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
3.2. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
– Mức xử phạt:
Hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu dừng lại STOP R122 sẽ bị xử phạt mức tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng.
(quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Áp dụng hình phạt bổ sung:
Người điều khiển xe vi phạm biển báo hiệu dừng lại STOP R122 mà gây ra tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
(theo quy định tại điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
3.3. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:
– Mức xử phạt:
Người điều khiển xe máy kéo, xe chuyên dùng nếu tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu dừng lại STOP R122 bị xử phạt từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng.
(quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Áp dụng xử phạt bổ sung:
Người điều khiển xe vi phạm biển báo hiệu dừng lại STOP R122 mà gây ra tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe khi điều khiển xe máy kéo; bị tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều khiển xe máy chuyên dùng từ 02 tháng đến 04 tháng.
(quy định tại điểm b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
3.4. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác:
– Mức xử phạt:
Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu thì xử phạt từ 80 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng.
(theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
3.5. Xử phạt người đi bộ:
Nếu người đi bộ không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu sẽ bị xử phạt từ 60 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng.
(theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
4. Những biển báo cấm người dân nên biết để tham gia giao thông đúng quy định:
Ngoài biển báo cấm dừng lại ký hiệu R.122 thì người dân cũng nên biết những biển báo cấm để tham gia giao thông đúng quy định, tránh trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính cũng như xảy ra tai nạn giao thông. Cụ thể như sau:
– Biển số P.101 Đường cấm: để báo đường cấm các loại phương tiện đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
– Biển số P.102 “Cấm đi ngược chiều”: cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
– Biển số P.103a “Cấm xe ôtô”: cấm các loại xe cơ giới kể cả xe máy 3 bánh có thùng đi qua, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định.
+ Biển số P106b: Cấm xe tải trên 2,5 tấn, cho biết đây là đường cấm tất cả các loại xe ô tô chở hàng có trọng tải trên 2,5 tấn trừ các xe được ưu tiên.