Gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác xử lý như thế nào?
Gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Trường tôi vừa xảy ra sự tranh cãi về vấn đề nhân quyền giữa Hiệu trưởng THCS với một nhân viên. Lý do như sau: Ngay từ đầu năm để ổn định công tác tổ chức, Hiệu trưởng bổ nhiệm tạm thời chức Tổ trưởng Tổ phó. Để đi đến chính thức, Hiệu trưởng đưa ra dự kiến nhân sự Tổ trưởng Tổ phó. Đồng chí B ban đầu được tạm bổ nhiệm là Tổ phó nhưng khi đưa ra chi bộ trường thì đồng chí không đủ tín nhiệm nên không được cho vào danh sách tổ phó nữa. Khi nhà trường họp Hội đồng công bố dự kiến chi bộ để biểu quyết đề nghị mọi người cho ý kiến thì đồng chí B không có ý kiến. Sau 2 ngày hội nghị biểu quyết và chốt cán sự Tổ trưởng Tổ phó để đưa lên cấp phòng xem xét thì đồng chí B có vào phòng Hiệu trưởng đề nghị giải thích tại sao mình không có tên trong danh sách cán sự Tổ phó. Hiệu trưởng mặc dù đang bận làm báo cáo nhưng vẫn bình tĩnh giải thích nguyên nhân đồng chí B không được bổ nhiệm do dự kiến chi bộ phân tích những ưu nhược điểm năm vừa qua là không dám dự kiến với tỉ lệ biểu quyết tín nhiệm đồng chí chỉ có 3/12. Khi đưa ra Hội đồng tỉ lệ đồng chí được dự kiến thay đồng chí B biểu quyết là 18/24. Đồng chí B vẫn coi Ban giám hiệu và Hiệu trưởng xúc phạm danh dự đồng chí vì trước đã đưa đồng chí sau lại người khác và yêu cầu Hiệu trưởng phải xin lỗi đồng chí trong buổi họp Hội đồng tới. Đồng chí Hiệu trưởng khẳng định các bước làm của mình không có gì sai và đồng chí B liên tiếp yêu cầu Hiệu trường phải xin lỗi đồng chí trước Hội đồng và vùng vàng chỉ thẳng mặt Hiệu trưởng. Hiệu trưởng khi bị chỉ thẳng mắt đã nóng giận lôi đồng chí yêu cầu ra khỏi phòng có sử dùng ngôn ngữ bức xúc (mày cút mẹ mày ra khỏi đây, đừng hỏi vô lý). Khi thấy to tiếng mọi người chạy vào khuyên can thì đồng chí B được anh em khuyên ra ngoài lại hăng hơn xô vào phòng Hiệu trưởng lần nữa để đòi yêu cầu của mình. Lúc này đồng chí Hiệu trưởng dùng chân đẩy vào mông đồng chí B ra ngoài phòng của mình. Vì mải tranh cãi nên đồng chí B bị động đã ngả đổ xuống nhưng kịp thời được đồng nghiệp đỡ lại nên không bị sao hết. Sau khi sự kiện này xảy ra đồng chí B có lên Phòng giáo dục và Sở nội vụ cấp huyện kiện đồng chí Hiệu trưởng xâm hại danh dự và nhân phẩm đồng chí. Mặc dù cấp trên yêu cầu hai bên nhận ra cái tồn tại để khắc phục sửa chữa hoà giải nhưng đồng chí B không chấp nhận và tuyên bố tiếp tục kiện lên cấp cao hơn vì đồng chí copy nội dung luật trên mạng và tự khoe lần này ít nhất đồng chí Hiệu trưởng kia phải trả cho đồng chí 8 triệu bồi thường danh dự bằng không môt năm tù vì lợi dụng chức quyền. Khi tôi nghe đồng chí B nói thế tôi có sự thắc mắc vậy có đúng theo ý hiểu đồng chí B nếu vậy thì sẽ thiệt thòi cho người Hiệu trưởng kia quá mong
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm là một quyền có tính cách tổng quát được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại Khoản 3 Điều 307 “
“Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.”
Bên cạnh đó, với những điều kiện nhất định, hành vi nói trên có thể cấu thành Tội vu khống và tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 121, 122 “Bộ luật hình sự 2015”. Theo đó:
“Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 122. Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Tuy nhiên biện pháp hình sự chỉ áp dụng được trong trường hợp người thực hiện hai hành vi nói trên có lỗi cố ý tức người đó phải tự mình bịa hoặc loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm hạ thấp danh dự người khác. Người có hành vi lăng nhục thì cố ý dùng những lời lẽ khinh bỉ, thiếu văn hóa hay những hành động có tính chất thóa mạ để làm nhục người khác.
>>> Luật sư tư vấn hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm: 1900.6568
Như vậy, hành vi xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm thường thể hiện bằng cách dùng những lời lẽ hoặc hành động có tính chất thóa mạ khinh bỉ để làm nhục người khác hoặc gán một sự kiện xấu xa cho người khác làm cho xã hội đánh giá sai hoặc hình dung sai về người đó. Sự đánh giá sai sự thật không phụ thuộc vào việc người đưa ra những tin tức đó vô tình hay cố ý.
Theo những thông tin bạn cung cấp, việc Hiệu trưởng bổ nhiệm tạm thời đồng chí B làm Tổ phó trước khi đưa ra chi bộ để biểu quyết và sau đó dựa vào kết quả biểu quyết để bổ nhiệm đồng chí có số phiếu tín nhiệm cao hơn giữ chức Tổ phó hoàn toàn không phải là hành vi xâm phạm danh dự nhân phẩm đồng chí B. Việc đồng chí B cho rằng đó là hành vi xâm phạm danh dự nhân phẩm là hoàn toàn không có căn cứ pháp luật, và đồng chí B không có quyền yêu cầu Hiệu trưởng và Ban giám hiệu xin lỗi trong trường hợp này.