Thời gian vừa qua, vẫn còn rất nhiều người không có quốc tịch chưa đủ điều kiện gia nhập quốc tịch Việt Nam, cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam có nhu cầu xuất nhập cảnh. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề xuất nhập cảnh đối với người không có quốc tịch cư trú tại Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Xuất nhập cảnh người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam:
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện nay, người không quốc tịch là khái niệm để chỉ những người không có quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đồng thời cũng không có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào khác. Xuất phát từ lý do nhân đạo, cùng với quá trình tham gia các điều ước quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho những người không quốc tịch được quyền cư trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Pháp luật Việt Nam hiện nay đã có quy định cụ thể về việc cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam. Theo đó, trình tự và thủ tục cấp giấy phép xuất nhập cảnh đối với người không có quốc tịch cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật để thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất nhập cảnh dành cho người không có quốc tịch cư trú trên lãnh thổ của nước Việt Nam. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư 31/2015/TT-BCA của Bộ Công an về việc hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam (sau được sửa đổi tại Thông tư 65/2022/TT-BCA của Bộ Công an bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành), thì người đề nghị cấp giấy phép xuất nhập cảnh sẽ phải nộp một bộ hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi người đó cư trú. Thành phần hồ sơ trong trường hợp này sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau:
– Tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất nhập cảnh đối với người không quốc tịch cư trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản chụp thẻ thường trú kèm theo bản chính để các cán bộ có thẩm quyền tiến hành hoạt động đối chiếu đối với người đã được cấp thẻ thường trú;
– Đơn giải trình về thời gian đó tạm trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đơn giản trình cần phải có xác nhận của công an xã/phường nơi người không quốc tịch tạm trú đối với người chưa được giải quyết cho thường trú;
– Và các loại giấy tờ khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể trong trường hợp này đó là nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an cấp tỉnh. Có thể nộp trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Các cán bộ quản lý xuất nhập cảnh sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ đã hợp lệ thì sẽ viết giấy biên nhận trao cho người nộp. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn để cho người đến nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ kịp thời theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Trả kết quả theo quy định của pháp luật. Người đến nhận kết quả sẽ đưa giấy biên nhận cho cán bộ trả kết quả phải nộp lệ phí và ký nhận theo quy định của pháp luật. Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính trong trường hợp này được xác định là 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Theo đó, trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương xem xét và chuyển hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép xuất nhập cảnh về Cục quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ công an. Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ xem xét để cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam trong khoảng thời gian 02 ngày làm việc.
Bên cạnh đó, cần phải lưu ý về điều kiện thực hiện thủ tục hành chính. Điều kiện để xin giấy phép xuất nhập cảnh đối với người không quốc tịch cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam bao gồm:
– Cần phải có thẻ thường trú do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cung cấp;
– Không có hộ chiếu và giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cung cấp;
– Các đối tượng đó không thuộc diện bị tạm hoãn xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Thời gian xem xét cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư 31/2015/TT-BCA của Bộ Công an về việc hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam (sau được sửa đổi tại Thông tư 65/2022/TT-BCA của Bộ Công an bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành), có quy định về thời gian xem xét cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú trên lãnh thổ của nước Việt Nam. Cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục quản lý xuất nhập cảnh, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét và cấp giấy phép xuất nhập cảnh;
– Trong trường hợp nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, thì trong thời hạn 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét và chuyển hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất nhập cảnh về Cục quản lý xuất nhập cảnh. Sau đó, Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ xem xét và cấp giấy phép xuất nhập cảnh trong khoảng thời gian 02 ngày làm việc.
Theo đó thì có thể nói, thời gian xem xét cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người không có quốc tịch cư trú trên lãnh thổ của nước Việt Nam sẽ tuân thủ theo điều luật nêu trên. Tối đa xét được xác định là không quá 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
3. Thời hạn của giấy phép xuất nhập cảnh cấp cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 31/2015/TT-BCA của Bộ Công an về việc hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam (sau được sửa đổi tại Thông tư 65/2022/TT-BCA của Bộ Công an bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành), có quy định về giấy phép xuất nhập cảnh. Cụ thể như sau:
– Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế là khái niệm để chỉ giấy phép xuất nhập cảnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người không có quốc tịch cư trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi có nhu cầu xuất cảnh;
– Giấy phép xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ có thời hạn 03 năm, trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng sẽ được xem xét để cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh mới.
Theo đó, giấy phép xuất nhập cảnh cấp cho người không quốc tịch cư trú trên lãnh thổ của nước Việt Nam sẽ có thời hạn trong khoảng thời gian 03 năm kể từ ngày cấp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 30/VBHN-VPQH 2023 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
– Thông tư 25/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam;
– Thông tư 62/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25/2021/TT-BTC ngày 07/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam;
– Thông tư 31/2015/TT-BCA của Bộ Công an về việc hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam;
– Thông tư 65/2022/TT-BCA của Bộ Công an bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.