Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam? Mức xử phạt đối với Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam?
Hiện nay, xuất phát từ nhu cầu hội nhập nền kinh tế toàn cầu thì tỉ lệ thương nhân nước ngoài thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam ngày càng phổ biến. Và cũng vì lẽ đó mà pháp luật Việt Nam đã có những quy định để điều chỉnh về quan hệ pháp luật này, khi thành lập văn phòng đại diện thì thương nhân nước ngoài phải tuân thủ, chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh của mình tại Việt Nam. Trong đó pháp luật Việt Nam cũng có quy định về mức xử phạt đối với văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
+ Nghị định 07/2016/NĐ- CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 quy định chi tiết
+ Nghị định 98/2020/NĐ- CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
1. Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
1.1 Điều kiện thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
– Khi thương nhân muốn thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam thì cần phải đáp ứng những điều kiện tại Điều 7
+ Thứ nhất, thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận.
+ Thứ hai, thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh tại tại Việt Nam đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký.
1.2 Hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Sau khi xem xét thấy có đầy đủ những điều kiện mà pháp luật Việt Nam đã quy định về việc thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thì thương nhân chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ để gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện như sau:
+ Thứ nhất, đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện được ban hành theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký
+ Thứ hai, bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.
+ Thứ ba, văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện theo quy định.
+ Thứ tư, văn bản liên quan đến
+ Thứ năm: bản sao các giấy tờ tùy thân của người đứng đầu văn phòng đại diện như: bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;
+ Thứ sáu: Những nài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện.
Người đứng đầu văn phòng đại diện phải nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền – đây là những giấy tờ mà cần phải có khi tiến hành thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, đối với một số loại giấy tờ thì cần phải dịch ra tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam, còn một số tài liệu liên quan phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1.3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép văn phòng đại diện.
– Bước 1: Nộp hồ sơ: thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện.
– Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
– Bước 3: Trả kết quả: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cấp giấy phép hoặc không cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài, trong trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
2. Mức xử phạt đối với Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Mức xử phạt đối với Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Điều 67 Nghị định 98/2020/NĐ- CP như sau:
– Đối với hành vi kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện ( như việc khai báo gian dối, đưa những thông tin không đúng với thực tế trong hồ sơ…) và hành vị không thực hiện niêm yết công khai theo quy định khi chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện( khi văn phòng đại diện đã chấm dứt theo quy định của pháp luật mà văn phòng đại diện không thực hiện việc niêm yết công khai ) sẽ bị xử phạt hành chính mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
– Đối với những hành vi như không thực hiện nghĩa vụ khai báo về việc không có địa điểm đặt trụ sở văn phòng đại diện hoặc cho thuê lại trụ sở văn phòng đại diện hoặc văn phòng đại diện đó hoạt động không đúng địa chỉ ghi trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện; không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không trung thực về hoạt động của văn phòng đại diện với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép theo quy định; không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của văn phòng đại diện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; hành vi văn phòng đại diện đó không làm thủ tục điều chỉnh hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện trong các trường hợp pháp luật quy định; và hành vi viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện được cấp, trong những trường hợp này thì văn phòng đại diện sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đây là những hành vi vi phạm về việc khai báo, hoạt động, thực hiện những nghĩa vụ về điều chỉnh thủ tục hành chính về cấp phép thành lập văn phòng đại diện, sẽ gây ảnh hưởng đến công tác quản lý của cơ quan có thẩm quyền.
– Đối với những hành vi: giả mạo các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; văn phòng đại diện hoạt động không đúng nội dung ghi trong giấy phép của văn phòng đại diện, hành vi cho thuê, mượn hoặc cho thuê, cho mượn giấy phép thành lập văn phòng đại diện, hoặc hành vi người đứng đầu văn phòng đại diện kiêm nhiệm người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Đây là những hành vi có liên quan đến giấy tờ, hồ sơ tài liệu của văn phòng đại diện, hoạt động của văn phòng đại diện gây đến những việc thực hiện sai lệch với những nội dung ghi trong giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp.
– Đối với những hành vi như: tiếp tục hoạt động sau khi thương nhân nước ngoài đã chấm dứt hoạt động; tiếp tục hoạt động sau khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện hoặc giấy phép hết hạn, không được gia hạn thì văn phòng đại diện sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Bên cạnh những hình phạt chính còn có những hình thức xử phạt bổ sung đối với văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam bao gồm những hình thức xử phạt như: tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi theo quy định của pháp luật, tước quyền sử dụng giấy phép thành lập văn phòng đại diện từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm theo quy định. Ngoài ra còn có biện pháp khắc phục hậu quả mà pháp luật quy định, đó là, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể thấy được pháp luật quy định về việc thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khá đầy đủ, rõ ràng về điều kiện, trình tự thủ tục và những biện pháp xử lý vi phạm đối với những hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, tuỳ vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm mà có những biện pháp xử lý, mức phạt xử lý khác nhau theo quy định của pháp luật