Đối tượng bị vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán? Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả?
Vậy quy định về dừng khai thác, sử dụng công trình xây dựng được
Luật sư
Cơ sở pháp lý: Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
1. Đối tượng bị vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán?
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 2 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau:
– Đối tượng bị xử phạt: Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường.
– Theo đó thì các tổ chức thực hiện hành vi vi phạm bao gồm các tổ chức sau:
+ Công ty đại chúng: công ty này được hiểu là những công ty được thành lập từ việc thực hiện huy động vốn rộng rãi từ công chúng thông qua phát hành chứng khoán niêm yết tại các trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc chứng khoán không niêm yết nhưng được giao dịch thông qua các thể chế môi giới chứng khoán, sau khi kết thúc các đợt chào bán, nếu đủ điều kiện thì công ty đại chúng sẽ được thành lập.
+ Các loại hình doanh nghiệp sau: Doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập cổ phần hóa dưới hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng có các hành vi trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức phát hành: đối với các tổ chức phát hành chứng khoán nếu có các hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
+ Tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch; tổ chức tư vấn niêm yết, đăng ký giao dịch: trong quá trình các tổ chức này thực hiện niêm yết, đăng ký và thực hiện tư vấn nếu có các hành vi vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức kiểm toán được chấp thuận: trong quá trình thực hiện công tác kiểm toán thì nếu các tổ chức này vi phạm quy định kiểm toán thì sẽ bị xử lý theo quy định.
+ Tổ chức tư vấn chào bán, phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành; tổ chức đấu thầu, đại lý phát hành: trong quá trình chào bán chứng khoán, phát hành chứng khoán, thực hiện đấu thầu, làm đại lý phát hành chứng khoán nếu các tổ chức này vi phạm các quy định pháp luật thì sẽ bị xử lý theo quy định đối với từng hành vi vi phạm.
+ Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán cùng với các chi nhánh, văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán: khi các công ty này hoạt động và vi phạm các quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Các chủ thể là Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam: nếu sở giao dịch và các công ty trong quá trình lưu ký chứng khoán có các hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
+ Cổ đông, nhà đầu tư là tổ chức: các chủ thể này có quyền đối với các cổ phần và phần vốn của mình, việc sử dụng vốn và cổ phần của các chủ thể này nếu vi phạm các quy định sẽ bị xử lý theo pháp luật.
+ Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam: trong quá trình các ngân hàng này thực hiện việc các hoạt động lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán; ngân hàng giám sát thì phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về các hoạt động này, trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
+ Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán: quá trình tổ chức này thực hiện các hoạt động về chứng khoản phải tuân thủ quy trình cũng như các nguyên tắc thực hiện, trường hợp vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, qua phân tích ở trên thì các chủ thể nêu trên nếu vi phạm quy định pháp luật hành chính về lĩnh vực chứng khoán và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật đối với từng hành vi vi phạm.
2. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả?
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 4 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau:
– Hình thức xử phạt chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán bao gồm: Cảnh cáo; Phạt tiền; Đình chỉ giao dịch chứng khoán có thời hạn ( cụ thể từ 01 tháng đến 12 tháng); hoặc tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng.
– Bên cạnh hình thức xử phạt chính thì những chủ thể thực hiện các hành vi vi phạm này còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như sau:
+ Các chủ thể vi phạm có thể bị đình chỉ hoạt động chào mua công khai chứng khoán hoặc đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán; cũng như đình chỉ các hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán. Ngoài các hình thức xử phạt đình chỉ này thì các chủ thể vi phạm còn có thể bị đình chỉ hoạt động văn phòng đại diện tùy từng trường hợp, đình chỉ hoạt động lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán đối với các tổ chức lưu ký chứng khoán; đình chỉ giao dịch chứng khoán đối với các tổ chức chứng khoán hoặc các hoạt động khác được ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng;
+ Các chủ thể vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng. Tuy nhiên cần lưu ý đối với trường hợp không áp dụng hình thức xử phạt chính là áp dụng tước giấy phép.
+ Các chủ thể vi phạm có thể bị tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán nếu các chủ thể vi phạm sử dụng các tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
– Ngoài các hình thức xử phạt chính thì Các chủ thể vi phạm có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc thu hồi chứng khoán, hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc cùng tiền lãi nếu có theo quy định;
+ Buộc công bố báo cáo sử dụng vốn, công bố việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ hoặc chào bán chứng khoán ra công chúng trong
+ Buộc báo cáo, cung cấp thông tin chính xác; buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin; buộc giải trình, cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp hoặc khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm;
+ Buộc chào mua công khai theo phương án đã đăng ký; buộc mua tiếp số cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đóng còn lại sau khi thực hiện chào mua công khai; buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm;
+ Buộc bán cổ phiếu hoặc vốn cổ phần hoặc phần vốn góp để giảm tỷ lệ nắm giữ theo đúng quy định; buộc bán cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đóng để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai;
+ Buộc thông qua Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thay đổi mục đích hoặc phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán riêng lẻ hoặc chào bán chứng khoán ra công chúng;
+ Buộc nộp hồ sơ đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
+ Buộc lưu ký, quản lý tách biệt tài sản, vốn của từng nhà đầu tư ủy thác, của từng quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán;
+ Buộc quản lý tách biệt tài khoản lưu ký, tài khoản ký quỹ;
+ Buộc quản lý tách biệt tài khoản, tài sản của thành viên bù trừ với tài khoản, tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
+ Buộc gỡ bỏ trang thông tin điện tử, phần mềm, hệ thống giao dịch và các trang thiết bị khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm;
+ Buộc dừng thực hiện thủ tục đăng ký công ty đại chúng;
+ Buộc dừng thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng; buộc giảm giá trị bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng theo đúng quy định.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các nội dung liên quan đến Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, các nội dung liên quan đến vấn đề này.