Xử phạt trong trường hợp mất con dấu. Mất đăng ký mẫu dấu có bị xử phạt không? Thủ tục xin cấp lại con dấu bị mất trường hợp con dấu cấp trước 2015 và con dấu cấp sau 2015.
Hoạt động kinh doanh, hoạt động hành chính đều cần đến con dấu để sử dụng. Trong một số trường hợp việc hoạt động mà bị mất con dấu thì sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xử lý. Vậy việc xử lý được thực hiện ra sao? Quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những kiến thức pháp lý về vấn đề này.
Mục lục bài viết
Thứ nhất, quy định về bảo quản con dấu trong quá trình hoạt động
Trong quá trình hoạt động công ty, doanh nghiệp, việc sử dụng cũng như bảo quản con dấu đã có những quy định cụ thể về việc bảo quản con dấu cần tuân thủ đúng quy định pháp luật, được quy định tại Điều 4 Nghị định 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 như sau
“1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục về con dấu.
3. Việc đăng ký, quản lý con dấu và cho phép sử dụng con dấu phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
4. Con dấu quy định trong Nghị định này là hình tròn; mực dấu màu đỏ.”
Bên cạnh đó, cũng tại Nghị định 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 đã có quy định rõ ràng về việc trách nhiệm quản lý, bảo quản con ấu của cơ quan, công ty doanh nghiệp. Tại điều 24 như sau
“1. Chức danh nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này có trách nhiệm quản lý, kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu và ban hành quy định về quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức mình.
2. Đăng ký mẫu con dấu và
3. Chấp hành việc kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn của cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
4. Giao nộp con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu thuộc các trường hợp bị thu hồi theo quy định của pháp luật.
5. Con dấu phải được quản lý chặt chẽ tại trụ sở của cơ quan, tổ chức; chỉ chức danh nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức mới được quyết định việc mang con dấu ra ngoài trụ sở để sử dụng giải quyết công việc.”
Như vậy, ta có thể thấy rằng, việc bảo quản con dấu là nhiệm vụ của mỗi cơ quan khi sử dụng con dấu. Việc bảo quản, gìn giữ con dấu phải luôn luôn được đảm bảo thực hiện. Vì nếu để mất con dấu thì hậu quả là vô cùng nghiêm trọng. Cũng chính vì thế khi để mất con dấu, cơ quan, công ty doanh nghiệp đang sử dụng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về vấn đề này.
Thứ hai, cách thức giải quyết khi để mất con dấu
Trong trường hợp cơ quan, công ty hay doanh nghiệp vô tình để mất con dấu trong quá trình sử dụng thì việc giải quyết ngay sau đó là phải làm hồ sơ để
“1. Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng hoặc thay đổi chất liệu: Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do.
2. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên, hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do;
b) Quyết định thay đổi về tổ chức, đổi tên cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước của cơ quan có thẩm quyền.
3. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước bị mất con dấu, hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do và có xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc cơ quan có thẩm quyền;
b) Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu được cấp trước đó.”
Như vậy, ta có thể thấy nếu trường hợp cơ quan, công ty doanh nghiệp không may để mất con dấu thì việc làm hồ sơ để xin cấp lại là việc bắt buộc phải làm. Hồ sơ để giải quyết cần chuẩn bị các giấy tờ đầy đủ như đã nêu bên trên nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm thủ túc cấp lại con dấu
Thứ ba, mức xử phạt khi mất con dấu theo quy định pháp luật
Trong trường hợp cơ quan, công ty doanh nghiệp để mất con dấu nhưng không thực hiện việc báo lại cho cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị đinh 167/2013/NĐ-CP như sau:
” Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khắc các loại con dấu mà không có giấy phép khắc dấu hoặc các giấy tờ khác theo quy định;
b) Sử dụng con dấu chưa đăng ký lưu chiểu mẫu dấu hoặc chưa có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;
c) Tự ý mang con dấu ra khỏi cơ quan, đơn vị mà không được phép của cấp có thẩm quyền;
d) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất con dấu đang sử dụng;
đ) Không đổi lại con dấu khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về việc đổi tên cơ quan, tổchức dùng dấu hoặc đổi tên cơ quan cấp trên hoặc thay đổi về trụ sở cơ quan, tổ chức có liên quan đến mẫu dấu;
e) Không khắc lại con dấu theo mẫu quy định;
Như vậy, trong trường hợp nếu cơ quan, đơn vị , công ty doanh nghiệp không thực hiện việc báo mất con dấu thì sẽ phải chịu mức xử phạt theo quy định pháp luật.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Dương gia, tôi có một vấn đề vướng mắc cần Luật Dương gia giải đáp vấn đề như sau. Công ty tôi bị kẻ gian lẻn vào phòng giám đốc lấy đồ, đồng thời lấy mất đi con dấu của công ty tôi đang hoạt động. Vậy công ty tôi có bị làm sao không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Bạn không nói rõ công ty bạn lúc mất có báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc bị mất con dấu không?
-Trường hợp mất con dấu có báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền biết để căn cứ tìm thủ phạm hoặc có thể dựa vào đó để làm đơn yêu cầu xin cấp lại con dấu
-Trường hợp mất con dấu nhưng không trình báo với cơ quan có thẩm quyền thì theo quy định tại Điều 12, Nghị đinh 167/2013/NĐ-CP thì:
Điều 12. Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất hoặc hư hỏng giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;
b) Không đăng ký lại mẫu dấu với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khắc các loại con dấu mà không có giấy phép khắc dấu hoặc các giấy tờ khác theo quy định;
b) Sử dụng con dấu chưa đăng ký lưu chiểu mẫu dấu hoặc chưa có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;
c) Tự ý mang con dấu ra khỏi cơ quan, đơn vị mà không được phép của cấp có thẩm quyền;
d) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất con dấu đang sử dụng;
đ) Không đổi lại con dấu khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về việc đổi tên cơ quan, tổchức dùng dấu hoặc đổi tên cơ quan cấp trên hoặc thay đổi về trụ sở cơ quan, tổ chức có liên quan đến mẫu dấu;
e) Không khắc lại con dấu theo mẫu quy định;
g) Không nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu khi quyết định của cấp có thẩm quyền có hiệu lực về việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, kết thúc nhiệm vụ, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc tạm đình chỉ sử dụng con dấu;
h) Không thông báo mẫu dấu với các cơ quan có thẩm quyền trước khi sử dụng;
i) Không xuất trình con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không nộp lại con dấu, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu hoặc không nộp con dấu theo đúng thời hạn khi có quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền;
b) Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ chưa có chữ ký của người có thẩm quyền hoặc chữ ký của người không có thẩm quyền;
c) Mượn, cho mượn con dấu, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức khác để hoạt động;
d) Sản xuất con dấu pháp nhân không đúng thủ tục theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
a) Mang con dấu vào nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;
b) Sử dụng trái phép con dấu mang từ nước ngoài vào Việt Nam;
c) Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức;
d) Khắc dấu giả hoặc sử dụng con dấu giả.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2; Điểm d Khoản 3; Điểm c, d Khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2; Điểm d Khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi con dấu đối với hành vi quy định tại Điểm b, đ, e Khoản 2; Điểm c Khoản 3; Điểm c, d Khoản 4 Điều này;
b) Buộc thu hồi con dấu, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a Khoản 3 Điều này;
c) Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
6. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, trong trường hợp, tại điểm d, khoản 2, điều này thì công ty bạn có thể sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.