Mã hiệu nguồn giống chính là ký hiệu của cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng do cơ quan có thẩm quyền đặt theo quy định. Vậy xử phạt không gắn mã hiệu cho nguồn giống cây trồng được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt không gắn mã hiệu cho nguồn giống cây trồng:
1.1. Có phải gắn mã hiệu cho nguồn giống cây trồng:
Khoản 1 Điều 10 Văn bản hợp nhất 10/VBHN-BNNPTNT 2023 Nghị định quy định Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác quy định về ghi nhãn và quảng cáo giống cây trồng, Điều này quy định ghi nhãn giống cây trồng thực hiện theo những quy định tại
– Tên của giống cây trồng.
– Cấp giống theo quy định tại tiêu chuẩn quốc gia. Trường hợp mà chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
– Đặc tính của giống bao gồm có:
+ Chỉ tiêu bắt buộc gồm chỉ tiêu nêu ở trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở về giá trị canh tác, giá trị sử dụng;
+ Chỉ tiêu chất lượng vật liệu nhân giống theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc những tiêu chuẩn cơ sở phù hợp quy định tại Điều 25 của Luật Trồng trọt.
+ Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn cơ sở khi mà chưa có tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải có đủ thông tin về các chỉ tiêu quy định tại Mẫu số 02.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 10/VBHN-BNNPTNT 2023;
+ Chỉ tiêu tự nguyện khác về giống cây trồng (nếu như có).
– Hướng dẫn bảo quản và sử dụng phải ghi rõ về:
+ Điều kiện về bảo quản;
+ Phạm vi sử dụng của giống về thời vụ, vùng địa lý, tóm tắt về quy trình trồng và chăm sóc (khi có yêu cầu đặc biệt) phù hợp với các thông tin trong hồ sơ cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng.
– Thông tin cảnh báo an toàn (nếu như có).
– Định lượng giống cây trồng (khối lượng giống hoặc là số lượng cây, bầu, hom giống).
– Ngày sản xuất và ngày hết hạn sử dụng:
+ Ngày sản xuất cây ghép chính là ngày ghép;
+ Ngày sản xuất cành giống, hom giống chính là ngày cắt cành giống, hom giống;
+ Ngày sản xuất hạt giống, củ giống chính là ngày thu hoạch;
+ Ngày sản xuất của cây giống nhân theo phương pháp nuôi cấy mô chính là ngày chuyển từ ống nghiệm ra vườn ươm.
– Tên và địa chỉ của tổ chức sản xuất, nhập khẩu về giống cây trồng.
– Mã số lưu hành giống cây trồng đối với giống cây trồng đã được cấp quyết định lưu hành, gia hạn quyết định lưu hành.
– Xuất xứ giống cây trồng: phải Ghi cụm từ “sản xuất tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất với giống cây trồng nhập khẩu.
– Mã hiệu lô giống phù hợp với hồ sơ truy xuất nguồn gốc giống cây trồng, mã hiệu lô giống được thực hiện theo Phụ lục VII.
– Các thông tin về cây trồng biến đổi gen đối với vật liệu nhân giống của giống cây trồng biến đổi gen.
Như vậy, một trong những nội dung ghi nhãn hàng hóa giống cây trồng đó chính là phải ghi mã hiệu lô giống phù hợp với hồ sơ truy xuất nguồn gốc giống cây trồng.
1.2. Mức phạt phạt không gắn mã hiệu cho nguồn giống cây trồng:
Như đã phân tích ở mục trên, nhãn hàng hóa giống cây trồng phải ghi mã hiệu lô giống phù hợp với hồ sơ truy xuất nguồn gốc giống cây trồng, nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Căn cứ Điều 11 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BNNPTNT 2022 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật quy định về xử phạt vi phạm quy định về quản lý cây đầu dòng vườn cây đầu dòng giống cây công nghiệp cây ăn quả lâu năm, Điều này quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau:
– Không gắn mã hiệu cho các nguồn giống.
– Khai thác nguồn giống không đảm bảo đạt những tiêu chí như khi được công nhận, bị nhiễm bệnh nguy hiểm, thoái hóa.
– Cây có S0, cây có múi S1 không được trồng ở trong nhà lưới đủ tiêu chuẩn ngăn chặn côn trùng trung gian truyền bệnh.
– Khai thác vật liệu nhân giống vượt quá về định mức quy định trong giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng.
– Không lập sổ theo dõi về tình hình cung cấp vật liệu nhân giống.
Theo đó, hành vi không gắn mã hiệu cho nguồn giống cây trồng sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, thêm nữa, tại khoản 2 Điều 5 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BNNPTNT 2022 quy định đối với mức phạt tiền của các hành vi vi phạm chính là mức phạt được áp dụng đối với cá nhân, còn đối với tổ chức mà đã có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, cá nhân có hành vi không gắn mã hiệu cho nguồn giống cây trồng sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, còn đối với tổ chức không gắn mã hiệu cho nguồn giống cây trồng sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi không gắn mã hiệu cho nguồn giống cây trồng là buộc thực hiện gắn mã hiệu cho nguồn giống cây trồng.
2. Quy định về mã hiệu nguồn giống cây trồng:
Mã hiệu nguồn giống cây trồng được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP vào ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ, cụ thể như sau:
2.1. Đối với nhóm cây hàng năm:
Mã hiệu lô giống gồm 4 thành phần theo như trình tự sau: mã tỉnh, mã vụ và năm sản xuất hoặc nhập khẩu, mã cấp giống, mã lô giống. Cách đặt mã của những thành phần như sau:
– Mã tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương: (theo Bảng danh mục và mã số những đơn vị hành chính Việt Nam, ban hành kèm
– Mã cấp giống: giống siêu nguyên chủng là SNC, giống nguyên chủng là NC, giống xác nhận chính là XN, giống bố của hạt lai là B, giống mẹ của hạt lai là M, hạt lai là F1.
– Mã vụ và mã năm sản xuất hoặc năm nhập khẩu:
+ Vụ sản xuất: ĐX là vụ Đông Xuân, X là vụ Xuân, M là vụ Mùa, HT chính là vụ Hè Thu, TĐ là vụ Thu Đông, giống nhập khẩu là NK.
+ Năm sản xuất hoặc năm nhập khẩu gồm có 2 chữ số cuối cùng của năm.
– Mã lô giống: gồm 3 chữ số theo số thứ tự của lô ruộng giống được sản xuất hoặc là số thứ tự của lô giống nhập khẩu trong năm. Trường hợp lô giống mà có khối lượng vượt quá quy định thì phải chia thành các lô nhỏ và mỗi lô nhỏ sẽ được đặt thêm một chữ số theo thứ tự: 1, 2, 3 …
– Các thành phần của mã hiệu lô giống được viết liền nhau và giữa những thành phần được cách nhau bằng dấu chấm (.).
2.2. Đối với cây lâu năm:
Mã hiệu gồm có 4 thành phần, cách nhau bởi dấu chấm (.):
– Đầu tiên là những chữ cái viết tắt của loại hình nguồn giống: C (cây đầu dòng), V (vườn cây đầu dòng).
– Tiếp theo là tên đầy đủ của các loài, dòng, giống bằng tiếng Việt (viết chữ in hoa, không dấu).
– Tiếp theo là mã số tỉnh, huyện, xã nơi nguồn giống được công nhận (theo như Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam, trong đó có mã tỉnh: 02 số, mã huyện: 03 số, mã xã: 05 số); các mã số này được cách nhau bởi dấu chấm (.).
– 02 số tiếp theo chính là 2 số cuối thời gian (năm) nguồn giống được công nhận.
– 02 số cuối cùng biểu thị số thứ tự của nguồn giống đã được công nhận.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 10/VBHN-BNNPTNT 2023 Nghị định quy định Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;
– Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BNNPTNT 2022 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.