Khái quát chung về bản vẽ thiết kế? Một số quy định về hoàn công xây dựng?
Hiện nay, các công trình xây dựng có mặt ở khắp các khu vực từ thành thị đến nông thôn, việc các nhà thầu thực hiện xây dựng các công trình xây dựng nói chung và việc xây dựng các công trình nhà ở của cá nhân, hộ gia đình nói riêng thì cần phải phụ thuộc vào bản vẽ thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Hoàn công là cách gọi của một thủ tục hành chính liên quan đến việc quản lý xây dựng của nhà nước. Không ít trường hợp các chủ thể xây nhà xong không quan tâm đến việc hoàn công hay một số khác hoàn công gặp rắc rối và bỏ ngang thủ tục này. Cũng chính vì thế mà đến việc rất nhiều ngôi nhà ở xây dựng đã hoàn thiện nhưng chưa được thừa nhận về mặt pháp lý. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về bản vẽ thiết kế, hoàn công trong xây dựng và xây dựng không đúng bản vẽ thiết kế có hoàn công được không?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Khái quát chung về bản vẽ thiết kế:
Bản vẽ thiết kế nhà ở có thể được hiểu một cách đơn giản nhất là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về toàn bộ ngôi nhà được xây dựng. Bản vẽ thiết kế là tập hồ sơ được lập ra để diễn giải về hình dáng, kích thước, chi tiết, kết cấu hoàn chỉnh của toàn bộ ngôi nhà. Thông qua bản vẽ thiết kế mà các kỹ sư, nhà thầu xây dựng biết được quy cách xây nên một ngôi nhà, biết được diện tích, các kích thước, cách bố trì của ngôi nhà.
Căn cứ theo khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công.
– Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công.
– Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
– Thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.
Bản vẽ thiết kế xây dựng có những vai trò vô cùng quan trọng và là một phần không thể thiếu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật trừ những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng tại khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Đối với thiết kế xây dựng nhà riêng lẻ được quy định tại khoản 7 Điều 79
– Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng các yêu cầu thiết kế:
+ Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng,
+ Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có).
+ Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.
– Hộ gia đình được nhà nước có phép tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và hộ gia đình đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
2. Một số quy định về hoàn công xây dựng:
2.1. Hoàn công xây dựng là gì ?
Hoàn công xây dựng hay gọi một cách đơn giản là hoàn thành công trình là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà cửa nhằm mục đích xác nhận sự kiện các bên đầu tư, thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.
Bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sử dụng thực tế được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Hoàn công còn có ý nghĩa là một trong những điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng mà trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công xây dựng. Những ngôi nhà xây dựng xong cần phải hoàn thiện thủ tục này trước khi làm thủ tục xin cấp sổ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ngày nay, pháp luật nước ta đã ban hành các quy định cụ thể nhằm ghi nhận quyền sở hữu tài sản của các cá nhân, tổ chức, được chia thành hai loại chính đó là tài sản phải đăng ký sở hữu và tài sản không phải đăng ký sở hữu. Nhà ở, công trình xây dựng thuộc nhóm tài sản phải đăng ký sở hữu. Các chủ thể muốn đăng ký quyền sở hữu, điều không thể thiếu là thực hiện thủ tục hoàn công để công trình được thừa nhận về mặt pháp lý. Khi có các tranh chấp xảy ra việc giải quyết cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
2.2. Những trường hợp cần làm hoàn công xây dựng:
Ngoài một số công trình được miễn giấy phép xây dựng theo Khoản 2, Điều 89 của
– Thứ nhất: Công trình bí mật nhà nước.
– Thứ hai: Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt,.
– Thư ba: Các nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa,…
Ngoài những trường hợp trên thì mọi trường hợp khác đều phải thông qua thủ tục cấp phép xây dựng.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, các công trình xây dựng tại đô thị đều phải thông qua thủ tục cấp phép xây dựng, còn nhà ở tại nông thôn nếu là nhà ở riêng lẻ, xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thì mới cần xin cấp phép xây dựng.
2.3. Lập bản vẽ hoàn công:
Đối với trường hợp mà các kích thước, thông số thực tế của hạng mục công trình, công trình xây dựng không vượt quá sai số cho phép so với kích thước, thông số thiết kế thì bản vẽ thi công được chụp lại và được các bên liên quan đóng dấu, ký xác nhận lên bản vẽ để làm bản vẽ hoàn công.
Nếu các kích thước, thông số thực tế thi công có thay đổi so với kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì cho phép nhà thầu thi công xây dựng ghi lại các trị số kích thước, thông số thực tế trong ngoặc đơn bên cạnh hoặc bên dưới các trị số kích thước, thông số cũ trong tờ bản vẽ này.
Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công quy định tại Phụ lục IIB kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Đối với các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo theo đúng quy định của pháp luật.
Trong trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.
2.4. Quy định về thủ tục hoàn công nhà ở:
Thủ tục hoàn công nhà ở chỉ được tiến hành khi bên thi công đã hoàn tất việc thi công nhà ở trên thực tế. Khi đã kết thúc việc thi công, nhà thầu thi công nhà ở cần phải có trách nhiệm hoàn thiện tất cả công đoạn của việc thi công cũng như thu dọn hiện trường, lập bản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu để phục vụ việc nghiệm thu toàn phần đối với công trình xây dựng. Đó cũng là thời điểm chuẩn bị diễn ra việc hoàn công nhà ở.
Theo quy định cũ thì quy trình thực hiện hoàn công bao gồm các bước cụ thể như sau:
– Bước 1: Sau khi hoàn thành công trình hay nhà ở, chủ nhà cần phải trực tiếp lên Uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện gửi giấy đề nghị ban ngành chức năng xuống hiện trường kiểm tra, sau đó chờ trả lời của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Bước 2: Khi đã đến ngày hẹn, các bên liên quan trong xây dựng công trình (chủ nhà/chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, thiết kế,…) phải có mặt để tiếp nhân viên chức năng. Cơ quan chức năng tiến hành đo đạc, đối chiếu bản vẽ,…
Tuy nhiên, theo quy trình cũ này, thì thời gian hoàn công sẽ bị kéo dài. Chính bởi vì thế, để khắc phục điều này, nhà nước đã đưa ra quy trình hoàn công mới.
– Bước 1: Các đơn vị liên quan (chủ nhà, nhà thầu xây dựng, thiết kế, giám sát công trình,…) sẽ tự làm
Hiện nay, cơ quan chức năng sẽ không xuống kiểm tra trực tiếp công trình mà sau khi hoàn thành mà các đơn vị liên quan (chủ nhà, nhà thầu xây dựng, thiết kế, giám sát công trình,…) sẽ có trách nhiệm tự làm
– Bước 2: Sau đó, chủ nhà sẽ chuẩn bị thêm một số giấy tờ khác cùng với biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng, hoàn thiện hồ sơ hoàn công và nộp tại Uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện để chờ xét duyệt.
– Bước 3: Hoàn thành nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế là bước cuối cùng trong thủ tục hoàn công.
2.5. Hoàn công nhà xây sai phép:
Nhà xây dựng sai phép được hiểu là nhà đã có giấy phép xây dựng công trình nhưng xây dựng không đúng với phần đã nêu trong hồ sơ xin cấp phép xây dựng và chưa được Nhà nước công nhận có thể bị cưỡng chế phải dỡ bỏ phần xây dựng sai phép. Công trình xây dựng sai phép có thể được hoàn công nếu trả lại hiện trạng theo đúng giấy phép xây dựng.
Trong trường hợp các cá nhân hay tổ chức muốn xử lý xây dựng công trình sai phép để được hoàn công, các chủ thể cần phải gửi đơn lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện, nhờ cơ quan này xác nhận lại phần công trình xây dựng trái phép đó, đảm bảo phần xây dựng sai phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và công trình phù hợp quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.