Các quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh? Các quy định của pháp luật về quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh? Xử phạt quảng cáo sản phẩm nhạy cảm, cạnh tranh không lành mạnh?
Ngày nay, cạnh tranh ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Thông qua các hoạt động cạnh tranh, người kinh doanh không ngừng cải tiến chất lượng hàng hóa, dịch vụ của mình từ đó giúp giữ vững và nâng cao vị thế của mình trên thương trường. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, cạnh tranh cũng mang lại những tác động tiêu cực đối với cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người tiêu dùng, nhất là đối với những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh.
Chính vì vậy, hoạt động cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh trên thị trường bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các quy định và chính sách của Nhà nước. Sự can thiệp của Nhà nước và tư duy cạnh tranh từ đối đầu sang hợp tác cùng có lợi là xu hướng tất yếu bảo đảm cho nền kinh tế phát triển bền vững và mạnh mẽ. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về các quy định xử phạt quảng cáo sản phẩm nhạy cảm, cạnh tranh không lành mạnh của pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Các quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh:
Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh Tranh 2018 định nghĩa cạnh tranh không lành mạnh như sau:
“Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.”
Các đặc điểm nhận biết hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau:
– Thứ nhất, hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải vì mục đích cạnh tranh.
– Thứ hai, hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm vào đối thủ cạnh tranh hiện hữu (cụ thể).
– Thứ ba, hành vi cạnh tranh không lành mạnh vi phạm pháp luật hoặc đi ngược lại với đạo đức, tập quán tốt đẹp.
– Thứ tư, hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã và sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh, và thông qua đó tìm cách tạo cho mình những mối lợi hoặc thế mạnh bất chính.
2. Các quy định của pháp luật về quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh:
2.1. Quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh:
Hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh phải đáp ứng được đồng thời nhiều yếu tố. Trong đó, tác động làm tổn hại trực tiếp hoặc gián tiếp tới đối thủ trên thị trường liên quan là yếu tố cơ bản nhất.
Quảng cáo cáo vai trò to lớn và là công cụ xúc tiến thương mại có lịch sử hình thành từ lâu đời. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là hành vi doanh nghiệp tiến hành hoạt động quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh nhằm mục đích cạnh tranh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, theo đó hoạt động cạnh tranh ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Thông qua việc cạnh tranh, người kinh doanh ngày càng cải tiến chất lượng hàng hóa, dịch vụ để nâng cao vị thế của mình trong hoạt động kinh doanh. Ngoài những tác động tích cực thì cạnh tranh còn có những ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Với mục tiêu để giành, giữ và nâng cao vị thế của mình nhiều doanh nghiệp đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau, trong đó có hoạt động quảng cáo.
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân. (Khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012).
Thực tế có thể thấy quảng cáo là một trong những phương tiện hữu hiệu để doanh nghiệp giới thiệu những thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình đến người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của Quảng cáo thì vấn đề cạnh tranh không lành mạnh cũng từ đó mà ngày càng có xu hướng phát triển về quy mô và thủ đoạn. Do đó, cạnh tranh không lành mạnh là một trong những vấn đề rất được xã hội quan tâm hiện nay.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác (Khoản 6 Điều 2
Bên cạnh, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo thì còn có những hoạt động quảng cáo sản phẩm nhạy cảm. Như quảng cáo về băng vệ sinh, thuốc chữa bệnh ngoài da, dung dịch vệ sinh phụ nữ trong thời gian nhạy cảm như khoảng thời gian ăn uống.
2.2. Chủ thể thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh:
Theo Điều 2 Luật Cạnh tranh 2018 thì chủ thể thực hiện hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh tiến hành các hoạt động kinh tế nhằm mục đích lợi nhuận chủ yếu là các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Bao gồm mọi tổ chức hay cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận một cách thường xuyên và chuyên nghiệp đều có thể là chủ thể thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
2.3. Cấu thành hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh:
Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh vi phạm điểm a Khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định nội dung cụ thể sau đây:
“Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;”
Đối tượng tác động trực tiếp của hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh:
Thứ nhất là khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Thứ hai là các đối tượng tác động gián tiếp là các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh:
Là hành vi đưa thông tin sai lệch gây nhầm lẫn về các thông tin liên quan đến xuất xứ, chất lượng, công dụng,… của sản phẩm. Quảng cáo gây nhầm lẫn là việc đưa ra các thông tin có thể không hoàn toàn sai lệch so với thực tế nhưng lại không đầy đủ, không rõ ràng làm cho khách hàng hiểu nhầm về hàng hóa, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.4. Đặc điểm của quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh:
Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo là một dạng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh nên nó cũng có các đặc điểm cụ thể sau đây:
– Đặc điểm thứ nhất, cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo là hành vi cạnh tranh do các chủ thể kinh doanh trên thị trường thực hiện nhằm mục đích lợi nhuận. Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo đó là tổ chức, cá nhân kinh doanh tham gia thị trường tìm kiếm lợi nhuận một cách thường xuyên, chuyên nghiệp.
– Đặc điểm thứ hai, cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo là hành vi có tính chất đối lập, đi ngược lại các thông lệ, các nguyên tắc đạo đức kinh doanh. Các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo được hình thành và hoàn thiện qua bề dày thực tiễn phát triển kinh tế xã hội.
– Ngoài ra, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho các chủ thể khác, đặc biệt là ảnh hưởng tới người tiêu dùng – đối tượng “yếu thế” hơn trong việc tiếp cận thông tin sản phẩm.
Sau khi xem xét các tài liệu điều tra và bằng chứng liên quan, Vụ trưởng Vụ Quản lý cạnh tranh phải đưa ra quyết định về việc giải quyết cạnh tranh không lành mạnh.
3. Xử phạt quảng cáo sản phẩm nhạy cảm, cạnh tranh không lành mạnh:
Theo Điều 58
“Điều 58. Vi phạm quy định về quảng cáo trên báo nói, báo hình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên báo nói, báo hình mà không có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung khác.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo sản phẩm bằng hình thức chạy chữ hoặc chuỗi hình ảnh chuyển động mà sản phẩm quảng cáo không đặt sát phía dưới màn hình hoặc vượt quá 10% chiều cao màn hình và gây ảnh hưởng tới các nội dung chính trong chương trình;
b) Quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự trên đài phát thanh, đài truyền hình trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 20 giờ hàng ngày.”
Hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định cấm việc quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự trên đài phát thanh, đài truyền hình. Tuy nhiên, việc quảng cáo cần tuân thủ nghiêm ngặt thời giở quảng cáo. Cụ thể, không quảng cáo trong thời gian từ 18 giờ đến 20 giời hàng ngày, nếu trong trường hợp vi phạm thì có thể xử phạt hành chính từ 30 triệu đến 50 triệu.
Các biện pháp chế tài đối với hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh:
Đối với các doanh nghiệp thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị áp dụng các chế tài hành chính, dân sự và hình sự.
– Thứ nhất: Đối với chế tài hành chính:
Theo Điều 33
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sau đây:
+ So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác.
+ Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung: Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục Hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này.
– Thứ hai: Đối với chế tài dân sự:
Theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì phải dẫn chiếu đến pháp luật dân sự.
Vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh được áp dụng theo các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Đối với trường hợp không đồng ý với quyết định của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, các bên có thể nộp đơn khiếu nại tới Bộ trưởng Bộ Công thương. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Công thương sẽ ban hành quyết định thu hồi, sửa đổi, hoặc giữ nguyên quyết định ban hành.
Và ngay cả trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương, các bên có thể đưa vụ việc ra tòa án tỉnh để giải quyết.
– Thứ ba: Đối với chế tài hình sự:
Nếu hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được đặt ra.
Căn cứ pháp lý được quy định cụ thể tại Chương XVIII “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” – Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể, hành vi trên có thể cấu thành tội lừa dối khách hàng theo Điều 198 Bộ luật hình sự 2015.