Hành vi đu bám vào phương tiện đang chạy rất nguy hiểm. Đây là hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. Bài viết dưới đây là quy định mức xử phạt khi đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy:
Mục lục bài viết
- 1 1. Hành vi đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy là hành vi vi phạm:
- 2 2. Xử phạt khi đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy:
- 3 3. Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy:
- 4 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy:
1. Hành vi đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy là hành vi vi phạm:
Căn cứ khoản 4 Điều 31 Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-VPQH Luật giao thông đường bộ quy định về trách nhiệm khi tham gia giao thông của người đi bộ như sau:
– Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường;
– Người đi bộ phải đi sát mép đường nếu như đường không có hè phố, lề đường;
– Chỉ ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ, người đi bộ mới được qua đường và phải tuân thủ theo tín hiệu chỉ dẫn;
– Người đi bộ phải có trách nhiệm quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường khi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ;
– Người đi bộ tuyệt đối không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy;
– Trường hợp người đi bộ mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
– Đối tượng là trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt.
Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.
Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân có hành vi đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy là hành vi vi phạm pháp luật. Đây là hành vi rất nguy hiểm đến tính mạng của người trực tiếp thực hiện hành vi cũng như đối với các phương tiện giao thông xung quanh.
2. Xử phạt khi đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy:
Căn cứ Điều 9
– Xử phạt từ 60 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng:
+ Không đi đúng phần đường đã quy định;
+ Hành vi vượt qua dải phân cách;
+ Đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
+ Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
+ Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
+ Có hành vi đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy;
+ Có hành vi mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông.
– Trường hợp người đi bộ có hành vi đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc: xử phạt từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng.
3. Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy:
(1) Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 5 triệu đồng;
+ Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (giá trị không vượt quá 10 triệu);
+ Có quyền được áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 37,5 triệu đồng;
+ Có quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Có quyền được tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
+ Có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 75 triệu đồng;
+ Có quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Có quyền được tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
+ Có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
(2) Thẩm quyền của Công an nhân dân:
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ:
+ Thực hiện phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 500 nghìn đồng.
– Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng:
+ Thực hiện phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 1,5 triệu đồng.
– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động:
+ Thực hiện phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 2,5 triệu đồng.
+ Có quyền được tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (giá trị không vượt quá 5 triệu đồng).
+ Có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
– Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động:
+ Thực hiện phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 15 triệu đồng.
+ Có quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
+ Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (trị giá không vượt quá 30 triệu đồng).
+ Có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
– Giám đốc Công an cấp tỉnh:
+ Thực hiện phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 37,5 triệu đồng.
+ Có quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
+ Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
+ Có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
– Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Tư lệnh Cảnh sát cơ động:
+ Thực hiện phạt cảnh cáo.
+ Thực hiện phạt tiền đến 75 triệu đồng.
+ Có quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
+ Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
+ Có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy:
Căn cứ quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ là 01 năm, ngoại trừ một số lĩnh vực thời hiệu xử lý sẽ là 02 năm như: kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả.
Theo đó, đối với lĩnh vực giao thông đường bộ không nằm trong các lĩnh vực ngoại trừ trên. Do đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đu bám vào phương tiện giao thông sẽ là 01 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-VPQH Luật giao thông đường bộ;
– Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-VPQH Luật xử lý vi phạm hành chính;
–
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.