Các quyền pháp luật quy định cho cá nhân có hình ảnh? Biện pháp Xử phạt hành chính? Trách nhiệm Dân sự? Biện pháp xử lý hình sự?
Hình ảnh đăng tải lên mạng phải được kiểm soát trong yêu cầu về nội dung và các chuẩn mực. Trong đó, việc phát tán hình ảnh nhạy cảm lên mạng xã hội không được pháp luật cho phép. Các hình ảnh này không đảm bảo trong chuẩn mực đạo đức, còn mang đến các vi phạm quy định pháp luật. Thể hiện rõ nhất là các quyền đối với hình ảnh của cá nhân, quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Cùng tìm hiểu quy định về các hành vi bị xử phạt khi phát tán hình ảnh nhạy cảm lên mạng xã hội.
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định 14/2022/NĐ-CP hướng dẫn Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Các quyền pháp luật quy định cho cá nhân có hình ảnh:
Các quyền này được xác định cho cá nhân trong hình ảnh. Từ đó đảm bảo các nhu cầu khai thác, đăng ảnh lên mạng xã hội cũng như kiểm soát hình ảnh được đăng đó. Các hình ảnh nhạy cảm sẽ ảnh hưởng không tốt đến người xem, tác động đến các chuẩn mực xã hội. Do đó mà nhà nước thực hiện kiểm soát hình ảnh, xử phạt các hành vi vi phạm.
1.1. Các cá nhân có quyền quyết định sử dụng hình ảnh của mình:
Điều 32
“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
[…]
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”.
Như vậy:
Như vậy, cá nhân có quyền sử dụng, đăng tải hay quyền khác đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh cần có sự đồng ý của chính cá nhân đó trong các mục đích họ biết rõ. Để qua đó xác định các trách nhiệm liên quan của từng người trong hình ảnh được đăng tải.
Theo như quy định trên thì quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình là một trong những quyền nhân thân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Nó liên quan đến các chuẩn mực được xây dựng trong xã hội. Qua đó cũng làm cho giá trị thân thể của con người phải được tôn trọng, không được xâm phạm. Các hình ảnh nhạy cảm không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý nhà nước.
Bất kỳ ai khi sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác phải có sự đồng ý của chính người đó. Cũng như đảm bảo về nội dung hình ảnh được sự cho phép của pháp luật, đảm bảo các chuẩn mực khác.
1.2. Cá nhân có quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín:
Ảnh nude, đây là hình ảnh rất nhạy cảm, cũng là quyền bí mật đời tư theo quy định tại Điều 34
“Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
[….]
5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.”
Hành vi này tùy thuộc và mức độ vi phạm cũng như hậu quả xảy ra sẽ được xử lý phù hợp. Người đăng tải hình ảnh có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm dân sự nặng hơn có thể là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
2. Biện pháp Xử phạt hành chính:
Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định:
“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội”.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
[….]
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Như vậy:
Trong trường hợp này đang vi phạm khi đăng tải, chia sẻ các hình ảnh đồ trụy trong xã hội. Thông qua các trang mạng, tốc độ người tiếp cận rất nhanh chóng, nên sự ảnh hưởng là rất lớn. Điều này không phù hợp thuần phong, mỹ tục, xâm phạm đến các quyền cơ bản khác của công dân được pháp luật bảo vệ.
Theo đó, các vi phạm này sẽ được xử lý bằng hình thức phạt tiền. Được áp dụng trong trường hợp vi phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong đó, phải cân nhắc trên mức độ nhạy cảm của hình ảnh, tính chất lan rộng trên mạng xã hội, mức độ ảnh hưởng, tổn thất thực tế gây ra cho người bị lộ lọt hình ảnh.
3. Trách nhiệm Dân sự:
Như đã phân tích ở phần trên, thì người này đã xâm phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh. Đây là các quyền cá nhân được bảo vệ, họ được khởi kiện để đòi bồi thường. Tính chất xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín sẽ được tòa án giải quyết nếu bạn có đơn khởi kiện. Người chủ hình ảnh có thể nộp đơn khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo trình tự thủ tục quy định tại BLTTDS 2015. Theo đó hồ sơ khởi kiện gồm:
“Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện
(…)
4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây: (…)
Khi tiến hành khởi kiện, phải cung cấp các thông tin và bằng chứng liên quan. Kèm theo đơn khởi kiện bạn cần có các chứng cứ để chứng minh như hộp thư đến, hình ảnh mà bạn đã gửi cho người kia,… Cũng như các ý chí phản ánh khi không muốn lộ các hình ảnh này đến người khác. Các nội dung được cung cấp để chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại.
5. Biện pháp xử lý hình sự:
Trong một số trường hợp, tùy theo mức độ nghiêm trọng do hành vi của bạn gây ra, việc phát tán ảnh nóng lên trên mạng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm nhục người khác hoặc tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Đây là các tội trực tiếp giải quyết đối với việc phát tán hình ảnh nên mạng xã hội.
Nếu đủ những dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người kia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể theo các trường hợp sau:
5.1. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy:
+ Nếu việc phát tán hình ảnh nude lên mạng xã hội nhằm mục đích truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thì người đã đăng ảnh có thể bị kết án về tội tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Quy định theo Điều 326
“Điều 326. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: [….]
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: [….]
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: [….]
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, mức phạt tù cao nhất có thể lên đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể còn phải chấp hành thêm hình phạt tiền, cấm làm công việc nhất định. Các hình thức xử phạt căn cứ thực tế trong mức độ liên quan của tính chất công việc. Đảm bảo bảo vệ các quyền cơ bản cũng như lợi ích hợp pháp của người khác.
5.2. Tội làm nhục người khác:
+ Nếu việc phát tán hình ảnh nude nhằm mục đích làm nhục thì người có hành vi này có thể phạm vào tội làm nhục người khác theo Điều 155
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
[….]
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bởi các hình ảnh nhạy cảm được đăng tải sẽ làm ảnh hưởng, có thể gây tổn thất trực tiếp cho người bị hại. Từ tổn thất trong danh dự, nhân phẩm đến công việc,… Các hình thức phạt tù có thể được áp dụng ở mức độ nghiêm trọng của lỗi vi phạm. Ngoài ra cũng có hình phạt bổ sung đối với người đang đảm nhận chức vụ, hành nghề nhất định.
Người đã đăng ảnh ngoài việc phải dỡ bỏ hình ảnh mà mình đã đăng tải còn phải đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại về tinh thần do hình ảnh, nhân phẩm, danh dự của người bị xâm hại. Qua đó bồi thường tổn thất, tinh thần cũng như các giá trị vật chất cho người bị hại.
Trong một số trường hợp, bạn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng. Nếu các hình ảnh đó được cắt ghép, chỉnh sửa và không còn giữ tính chất như ảnh gốc. Các quyền lợi của bạn được triển khai để đảm bảo về giá trị vật, chất, tinh thần.