Xử phạt hành vi không xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Quy định về xử lý nước thải và hành vi vi phạm gây hậu quả ô nhiễm môi trường?
Xử phạt hành vi không xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Quy định về xử lý nước thải và hành vi vi phạm gây hậu quả ô nhiễm môi trường?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi có một thắc mắc muốn luật sư trả lời giúp tôi. Doanh nghiệp sản xuất thép không xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nên doanh nghiệp đã xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường gây ô nhiễm nguồn nước,ô nhiễm đất đai. Vậy phải xem xét những vấn đề gì và xử lý đối với vi phạm của doanh nghiệp như thế nào? Cảm ơn luật sư đã tư vấn giúp tôi.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường.
Căn cứ vào khoản 10 Điều 2 Nghị định 80/2014/NĐ-CP thì hệ thống thoát nước gồm mạng lưới thoát nước (đường ống, cống, kênh, mương, hồ điều hòa…), các trạm bơm thoát nước mưa, nước thải, các công trình xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, nước thải, chống ngập úng và xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước được chia làm các loại sau đây:
"- Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó nước thải, nước mưa được thu gom trong cùng một hệ thống;
– Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt;
– Hệ thống thoát nước nửa riêng là hệ thống thoát nước chung có tuyến cống bao để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý."
Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải phải được xây dựng sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải bao gồm nội dung sau:
– Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình đầu mối, công trình trên mạng lưới thoát nước; độ kín, lắng cặn tại các điểm đấu nối, hố ga và tuyến cống nhằm bảo đảm khả năng hoạt động liên tục của hệ thống, đề xuất các biện pháp thay thế, sửa chữa, nạo vét, bảo trì và kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước;
– Định kỳ thực hiện quan trắc chất lượng nước thải trong hệ thống thoát nước phù hợp với pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Thiết lập quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thải bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định;
– Đề xuất các phương án phát triển hệ thống thoát nước thải theo lưu vực.
(Điều 22 Nghị định 80/2014/NĐ-CP).
Trong trường hợp không xây dựng hệ thống thoát nước thải để xảy ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất đai thì bị xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Nghị định 179/2013/NĐ-CP:
"Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt bị xử phạt:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ hoạt động của mình gây ra; không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra; không thực hiện chế độ báo cáo và quan trắc môi trường theo quy định;
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; thiết kế, lắp đặt đường ống, van khóa không đúng quy trình xử lý chất thải;
Trong trường hợp này, doanh nghiệp nếu không thực hiện việc xây dựng hệ thống xử nước thải thì bị phạt tiền từ 100 triệu đến 200 triệu đồng. Nếu như để xảy ra ô nhiễm môi trường mà không có biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu từ việc xả nước thải thì doanh nghiệp đó còn bị phạt thêm từ 10 triệu đến 50 triệu đồng".
Trường hợp lượng nước xả vượt quá tiêu chuẩn kỹ thuật gây ra ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước thì tùy theo khối lượng xả lượng các chất độc hại đó mà mức xử phạt tương ứng với Điều 13, Điều 14 Nghị định 179/2013/NĐ-CP).
Ngoài các khoản tiền bị phạt trên, doanh nghiệp sản xuất thép trên còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
"- Buộc phải có biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và xử lý nước thải, khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
– Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính."