Xử phạt hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc. Giữ giấy tờ tùy thân của người khác có vi phạm pháp luật không? Mức xử phạt?
Xử phạt hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc. Giữ giấy tờ tùy thân của người khác có vi phạm pháp luật không? Mức xử phạt?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, Gia đình tôi không có điều kiện nên mẹ tôi phải đi làm giúp việc cho một gia đình giàu có ở trên thành phố để lấy tiền chi trả cho cuộc sống hàng ngày. Nhưng ông bà chủ ở đấy lại giữ giấy tờ tùy thân của mẹ tôi nên nhiều lúc có việc cần đến rất bất tiện. Có người bảo tôi hành vi đó là vi phạm quy định của pháp luật. Như vậy Luật sư có thể cho tôi biết hành vi đó có vi phạm quy định của pháp luật hay không? Nếu đúng thì ông bà chủ có bị phạt tiền không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Tại điều 183 của “Bộ luật lao động 2019” có quy định về các hành vi nghiêm cấm đối với người sử dụng người giúp việc gia đình như sau:
1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo
3. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.
Tại điều 20 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
1. Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình;
b) Không trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả đủ tiền tàu xe đi đường cho người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
b) Buộc trả giấy tờ tùy thân cho người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Như vậy trong trường hợp của mẹ bạn, thì hành vi giữ giấy tờ tùy thân của ông bà chủ đó đã vi phạm quy định của pháp luật theo quy định tại khoản 3 điều 183 của “Bộ luật lao động 2019” và ông bà chủ đó sẽ bị phạt tiền theo quy định tại khoản 2 điều 20 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP . Ngoài ra ông bà chủ đó phải trả lại giấy tờ tùy thân cho mẹ bạn theo quy định tại điểm b khoản 3 điều 20 của Nghị định này.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.