Xử phạt hành vi đào đất, đặt cống thoát nước. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông vận tải.
Xử phạt hành vi đào đất, đặt cống thoát nước. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông vận tải.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Nhà em có múc 1 mảnh đất để xây nhà ở trên tuyến đường quốc lộ 3. Trên bản đồ địa chính khu đất đó thuộc đất thổ cư. Trước khi đào móng em đã đo cách mép đường 15m theo quy định về hành lang an toàn đường bộ. Và có đặt cống xuống mương tránh tình trạng ách tắc cống rãnh nước chảy. Nay Thanh tra giao thông đường bộ lên đòi gia đình em nộp phạt vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ và việc tự ý đặt cống rãnh trái phép là đúng hay sai. Mong luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Khoản 4 Điều 12 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:
"4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 20 Nghị định này;
b) Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ;
c) Tự ý gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình đường bộ;
d) Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác;
đ) Dựng lều quán, công trình tạm thời khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt;
e) Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố;”
Như vậy, theo quy định, mặc dù đất trước kia mà nhà bạn trên đó là đất thổ cư, nhưng nay đã nằm trong dự án trên tuyến đường quốc lộ, thuộc hành lang an toàn giao thông đường bộ, không còn là đất thổ cư của hộ gia đình, cá nhân nữa. Việc xây dựng, đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong khu vực này phải đảm bảo quy hoạch sử dụng đất tại địa phương, do đó mặc dù như bạn nói bạn đã cách 15m tuy nhiên đã phù hợp với quy hoạch hay chưa? Có được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không? Nếu chưa đảm bảo quy hoạch địa phương bạn thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính về hành tự ý đào móng, đặt cống xuống mương mà chưa được sự cho phép từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân.
Khoản 6 Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông như sau:
“6. Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ và một số hành vi vi phạm khác quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm đ Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm đ, Điểm e, Điểm h Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm b Khoản 7; Khoản 8 Điều 5;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
b) Điểm a, Điểm đ, Điểm h Khoản 3; Điểm m Khoản 4; Điểm d Khoản 5 Điều 6;
c) Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b Khoản 3; Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 7;
d) Điểm đ, Điểm e Khoản 1; Điểm a, Điểm b Khoản 2; Điểm b Khoản 3 Điều 8;
đ) Điểm a Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Điểm a, Điểm b Khoản 4; Điểm a Khoản 5 Điều 11;
e) Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15;”
Như vậy, theo quy định, thì Thanh tra giao thông có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này, cụ thể như sau:
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
-Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Đường sắt Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam có quyền phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền: Phạt tiền đến 28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.