Phóng viên đăng ảnh của người được phỏng vấn khi chưa được đồng ý có đúng không? Xử phạt hành vi đăng ảnh của người khác khi chưa được đồng ý?
Sự phát triển của các thiết bị công nghệ hiện đại ngày nay càng ngày càng tối ưu hóa các thiết bị điện tử. Chính vì sự phát triển này mà việc lưu giữ những hình ảnh của cá nhân, bạn bè và gia định để làm kỷ niệm là điều rất phổ biến. Bên cạnh những tiện ích mà nó đem lại thì cũng có những cá nhân lợi dụng về việc có những bức ảnh này sử dụng để đăng tải các thông tin cá nhân, hình ảnh của người khác lên các phương tiện thông tin đại chúng, trang báo giấy, báo mạng, mạng xã hội là rất phổ biến. Bên cạnh sự thiết hiểu biết pháp luật về những hành vi đăng ảnh của cá nhân khác khi không được sự đồng ý của họ thì người đăng ảnh sẽ bị xử phạt vi phạt vi phạm hành chính và nặng hơn cho thể là sử lý hình sự.
Đồng thời, pháp luật cũng có quy định về một số trường hợp được đăng ảnh người khác khi không có sự đồng ý mà vẫn không bị xử phạt theo như quy định của pháp luật dân sự hiện hành. Vậy pháp luật quy định về việc xử phạt hành vi đăng ảnh của người khác khi chưa được đồng ý như thế nào? Phóng viên đăng ảnh của người được phỏng vấn khi chưa được đồng ý có đúng không? Để giải đáp những thắc mắc này, trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về việc xử phạt hành vi đăng ảnh của người khác khi chưa được đồng ý như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản
1. Phóng viên đăng ảnh của người được phỏng vấn khi chưa được đồng ý có đúng không?
Trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì đã quy định rất cụ thể về các quyền và nghĩa vụ của cá nhân. Do đó, trong
“Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật”.
Từ quy định được nêu ra ở trên có thể thấy rằng, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, do đó, việc sử dụng hình ảnh cá nhân như thế nào là do người có hình ảnh bị chụp lại quay lại tự mình quyết định dẫn đến việc những người sử dụng hình ảnh của cá nhân để đăng tải hay làm bất cứ việc gì mà gây ảnh hưởng đến cá nhân đó thì phải được cá nhân đó đồng ý, nếu không nhân được sự đồng ý của cá nhân đó mà người sử dụng ảnh sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về việc xử phạt hành chính hoặc hình sự tùy vào mức độ nghiêm trong của vụ việc. Tuy nhiên vẫn có các tường hợp sử dụng hình ản không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ
Như vậy, cá nhân có quyền quyết định và định đoạt đối với hình ảnh của mình và việc người có được hình ảnh của cá nhân khác sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định theo như quy định của pháp luật. Do đó, trong trường hợp này phóng viên đăng ảnh của người được phỏng vấn khi chưa được đồng ý của người được phỏng vấn là trái với quy định của pháp luật hiện hành về quyền nhân thân. Việc vi phạm này tùy vào mức độ là nghiêm trọng hay ít nghiêm trong mà pháp luạt có quy định về mức xử phát riêng.
2. Xử phạt hành vi đăng ảnh của người khác khi chưa được đồng ý
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có một vấn đề cần Luật sư tư vấn như sau:
Tôi là Lê Hồng Biên sinh sống ở Kiên Giang, tôi có một vấn đề bức xúc cần được tư vấn từ phía Luật sư. Bên gia đình tôi có hoạt động kinh doanh sản xuất, tôi trước kia có nhiều vấn đề liên quan đến đời tư nhưng không muốn ai biết. Ngày 25/8/2015 tôi được một nhà báo đến hỏi và phỏng vấn viết bài. Sau khi xong tôi cũng không nghĩ gì, sau đó một thời gian tôi thấy bạn bè tôi nói tôi lên báo và có hình ảnh của tôi trên một tờ báo. Tôi khi phỏng vấn có nhắc là không được đăng ảnh lên, bài phỏng vấn cũng không thuộc trường hợp yêu cầu có hình ảnh cả, vậy người viết báo này có vi phạm gì không? Mức phạt đối với họ có không? Xin cảm ơn!
Như tất cả mọi người đã biết thì báo chí là một trong những phương tiền truyền thông rất bổ ích đến với người đọc. Chính vì thế mà báo chí, nhà báo được quy định là hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Nếu hoạt động báo chí ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản
“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng;
b) Minh họa, đặt tiêu đề tin, bài không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin;
c) Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Đăng, phát ý kiến phản hồi không thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Luật Báo chí hoặc đăng, phát không đúng thời điểm theo quy định tại khoản 2 Điều 43 và khoản 5 Điều 42 Luật Báo chí.”
Đồng thời, cũng theo như quy định tại Nghị định này thì đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo như quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2020/NĐ-CP:
“2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn từ 01 đến 12 tháng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 đến 12 tháng”.
Như vậy, theo những thông tin mà Luật Dương Gia nhận được thì trước khi xác định về lỗi của bên phóng viên bào chí thì bạn cần làm rõ về hành vi đăng tải hình ảnh của phong viên như vậy đối với hình ảnh của bạn đã được thỏa thuận xin ý kiến đồng ý hay chưa, bên phóng viên viết báo có nhầm lẫn gì về việc bạn không đồng ý không được đăng hình lên bài viết không? Việc đăng tải có ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩn hay quyền cá nhân của bạn như thế nào? Dựa vào các điều kiện trên mà bạn có thể khẳng định nếu không cho phép mà vẫn đăng là đã vi phạm, vi phạm về hành vi này sẽ bị xử phạt theo mức độ khoảng 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo như quy định về việc đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó tại Nghị định 119/2020/NĐ-CP như đã được nêu ra ở trên.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về xử phạt hành vi đăng ảnh của người khác khi chưa được đồng ý theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về xâm phạm quyền cá nhân khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!