Mức xử phạt đối với các chủ thể khi thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình hành nghề khoan nước dưới đất được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt đối với vi phạm về hành nghề khoan nước dưới đất:
1.1. Khái quát chung về hành nghề khoan nước dưới đất:
Căn cứ theo quy định tại
– Hành nghề khoan nước dưới đất với quy mô nhỏ là khái niệm để chỉ quá trình hành nghề khoan và lắp đặt các giếng khoan nước trong lòng đất có đường kính ống chống hoặc đường kính ống vách nhỏ hơn 110mm, và quá trình lắp đặt này thuộc công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200m3/ ngày đêm;
– Hành nghề khoan nước dưới đất có quy mô vừa là khái niệm để chỉ quá trình hành nghề khoan và lắp đặt các loại giếng khoan nước trong lòng đất có đường kính ống chống hoặc có đường kính ống vách nhỏ hơn 250mm và hệ thống công trình này sẽ thuộc công trình có lưu lượng từ 200m3/ngày đêm đến dưới 3000m3/ngày đêm;
– Hành nghề khoan nước dưới đất có quy mô lớn là khái niệm để chỉ các trường hợp hành nghề khoan và lắp đặt các loại giếng khoan nước trong lòng đất không thuộc hai trường hợp nêu trên.
Như vậy thì có thể thấy, hành nghề khoan nước dưới đất là khái niệm để chỉ quá trình các chủ thể tiến hành hoạt động hành nghề khoan và lắp đặt các loại giếng khoan nước sâu trong lòng đất có đường kính ống chống hoặc đường kính ống vách. Và đồng thời theo pháp luật Việt Nam hiện nay thì tùy theo quy mô lưu lượng công trình khác nhau và độ rộng đường kính ống khác nhau mà có thể chia quy mô hành nghề khoan nước dưới đất thành nhiều loại khác nhau bao gồm quy mô nhỏ, quy mô vừa và quy mô lớn.
Bên cạnh đó thì còn có thể căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Luật tài nguyên nước năm 2020 có quy định về chế định bảo vệ nước dưới đất, Theo đó thì các chủ thể là tổ chức và cá nhân hành nghề khoan nước sâu trong lòng đất phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc thực hiện một số biện pháp bảo vệ nước dưới đất, có trách nhiệm trong việc lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng theo đúng quy định của pháp luật.
1.2. Mức xử phạt đối với vi phạm về hành nghề khoan nước dưới đất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Luật tài nguyên nước năm 2020 có ghi nhận về các hành vi bị nghiêm cấm trong đó có hành vi thăm dò, hành vi khai thác và sử dụng trái phép tài nguyên nước không phù hợp với quy định của pháp luật, hành vi xả nước thải trái quy định của pháp luật và nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất trái phép khi không được sự đồng ý của chủ thể có thẩm quyền hoặc trong quá trình hành nghề không đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật, và không thực hiện đúng trách nhiệm của mình.
Căn cứ theo Điều 11 của Nghị định 36/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực khoáng sản (sau được sửa đổi bởi nghị định 04/2022/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ), trong đó có quy định về các mức xử phạt đối với các chủ thể có hành vi vi phạm trong quá trình hành nghề khoan nước dưới đất, cụ thể như sau:
Thứ nhất, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các hành vi thi công khoan nước trong lòng đất trái quy định của pháp luật, thuộc trường hợp phải đăng ký theo quy định của pháp luật tuy nhiên không thực hiện quá trình đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với các chủ thể trong quá trình hành nghề khoan nước dưới đất vi phạm một trong các hành vi sau đây:
– Các chủ thể không thực hiện việc báo cáo tổng hợp các công trình khóa nước dưới đất định kỳ hàng năm theo quy định của pháp luật đến cơ quan có thẩm quyền;
– Thực hiện hành vi không thông báo bằng văn bản về quy mô công trình và vị trí công trình khi tiến hành hoạt động khoan nước dưới lòng đất và không thông báo về việc thời gian dự kiến thi công quá trình khoan nước dưới đất cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện hành vi không thông báo bằng văn bản cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp có sự thay đổi về người chịu trách nhiệm kĩ thuật và nội dung đăng ký hoạt động kinh doanh hoặc nhiệm vụ được giao khi tiến hành hoạt động khoan nước dưới lòng đất theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể vi phạm quy định về hành nghề khoan nước trong quá trình khoan nước dưới lòng đất đối với các công trình có đường kính ống chống hoặc các công trình có đường kính ống vách nhỏ hơn 100mm và các công trình này có lưu lượng nhỏ hơn 200m3/ ngày đêm, cụ thể như sau:
– Thực hiện hành vi cho mượn hoặc cho thuê giấy phép trái quy định của pháp luật;
– Thực hiện hành vi hành nghề khoan nước dưới lòng đất khi không có giấy phép của chủ thể có thẩm quyền;
– Tiến hành hoạt động khoan nước dưới lòng đất khi giấy phép được cấp bởi chủ thể có thẩm quyền đã hết hạn.
Thứ tư, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các chủ thể trong quá trình hành nghề khoan nước dưới lòng đất vi phạm một trong các trường hợp sau đây:
– Thi công giếng khoan nước dưới lòng đất không theo đúng quy trình và thiết kế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Không tiến hành hoạt động lắp giếng khoan hoặc lấp giếng khoan không đúng kĩ thuật theo quy định của pháp luật;
– Sử dụng các nguồn nước thải hoặc nước bẩn hoặc nước có dầu mỡ, sử dụng các nguồn nước có chứa hóa chất độc hại và có chứa phụ gia gây ô nhiễm làm dung dịch trong quá trình khoan nước;
– Thực hiện hành nghề không đúng quy mô đã được cấp trong giấy phép hành nghề khoan nước bởi chủ thể có thẩm quyền.
Thứ năm, có thể áp dụng một số hình phạt bổ sung khi các chủ thể có những vi phạm trong quá trình hành nghề khoan nước dưới lòng đất cụ thể như sau:
– Tước quyền sử dụng giấy phép bán nước dưới lòng đất được cấp bởi chủ thể có thẩm quyền trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng;
– Đình chỉ hoạt động quá trình hành nghề khoan thăm dò nước dưới lòng đất trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng;
– Ngoài ra còn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định về hành nghề khoan nước dưới lòng đất như: Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên, cuộc xử lý hoặc khắc phục các sự cố lún đất, hoặc sự cố bất thường khác khi thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
2. Quy định về điều kiện để được hành nghề khoan nước dưới đất:
Căn cứ theo Điều 4 của Nghị định 60/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường (sau được sửa đổi bởi nghị định 22/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh lĩnh vực tài nguyên và môi trường), thì các chủ thể khi có nhu cầu hành nghề khoan nước dưới lòng đất cần phải đáp ứng được một số điều kiện cơ bản sau đây:
– Cần phải có quyết định thành lập tổ chức được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế phù hợp với quy định của pháp luật;
– Người đứng đầu tổ chức hành nghề khoan nước dưới đất (hay còn gọi là giám đốc hoặc tổng giám đốc) hoặc các chủ thể được xác định là người chịu trách nhiệm về mặt kĩ thuật của các tổ chức này phải đắp ứng được một số điều kiện cơ bản như:
+ Đối với quá trình hành nghề khoan nước dưới đất với quy mô nhỏ, thì các chủ thể này phải đắp ứng yêu cầu về mặt chuyên môn kĩ thuật, phải tốt nghiệp với trình độ trung cấp trở lên thuộc các ngành nghề trong lĩnh vực địa chất, lĩnh vực khoan hoặc công nhân khoan có tay nghề bậc 3/7 theo đúng quy định của pháp luật, các chủ thể này đã trực tiếp tham gia quá trình thiết kế và thi công ít nhất 03 công trình khoan nước dưới đất trên thực tế;
+ Đối với quá trình hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa, thì các chủ thể trên phải đắp ứng được điều kiện về mặt chuyên môn kĩ thuật, phải tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất, ngành khoan và đã trực tiếp tham gia quá trình lập đề án, lập các loại báo cáo thăm dò và thiết kế hệ thống giếng khoan, hoặc các chủ thể này đã tham gia quá trình chỉ đạo thi công ít nhất 03 công trình thoát nước dưới đất có lưu lượng từ 200m3/ ngày đêm trở lên;
+ Đối với quá trình hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn, thì các chủ thể trên phải đáp ứng điều kiện về mặt chuyên môn kĩ thuật, phải tốt nghiệp trình độ đại học trở lên thuộc các ngành địa chất hoặc ngành khoan theo quy định của pháp luật, các chủ thể đó đã trực tiếp tham gia quá trình lập đề án và lập báo cáo thăm dò, hoặc lập các hệ thống giếng khoan, các chủ thể này đã tham gia quá trình chỉ đạo thi công ít nhất 03 công trình khóa nước dưới đất có lưu lượng lớn từ 3000m3/ ngày đêm trở lên.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất:
Quy định của pháp luật hiện nay có ghi nhận về các chủ thể có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất cụ thể như sau:
– Bộ tài nguyên và môi trường có thẩm quyền trong việc cấp giấy phép hành nghề khoam nước dưới đất đối với hệ thống quản nước có quy mô lớn;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương sẽ có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất đối với các hệ thống thoát nước được xác định là quy mô vừa và hệ thống quản nước được xác định là quy mô nhỏ cho các chủ thể là tổ chức và cá nhân có địa chỉ thường trú trên địa bàn mà mình quản lý.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Tài nguyên nước năm 2020;
– Nghị định 36/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực khoáng sản;
– Nghị định 04/2022/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ;
– Nghị định 60/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
– Nghị định 22/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh lĩnh vực tài nguyên và môi trường.