Sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan? Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự? Trách nhiệm hình sự khi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?
Như chúng ta đã biết, đối với mỗi tài sản bằng cả vật chất cũng như tinh thần do mình sở hữu đều sẽ do mình đăng ký quyền bảo hộ bởi cơ quan có thẩm quyền. Tài sản bằng tinh thần sẽ được pháp luật quy định trong luật sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền như quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả đối với sản phẩm do chính họ sáng tác.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan:
Sở hữu trí tuệ hay tài sản trí tuệ là những sản phẩm do con người sáng tạo nên. Đó có thể là những phát minh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, hay những tác phẩm văn học, âm nhạc… Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
Đối tượng bảo hộ của quyền tác giả
Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo hướng dẫn tại Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ các quyền này bao gồm:
– Quyền nhân thân: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.
– Quyền tác sản: Làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là hành vi xâm phạm đến các đối tượng được bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ. Các hành vi đó bao gồm:
+ Hành vi xâm phạm quyền tác giả;
+ Hành vi xâm phạm các quyền liên quan;
+ Hành vi xâm phạm quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí;
+ Hành vi xâm phạm về bí mật kinh doanh;
+ Hành vi xâm phạm về nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp
Các đối tượng được pháp luật công nhận và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: Sáng chế, giải pháp hữu ích; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu; tên thương mại; chỉ dẫn địa lý; bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, khác với chế độ tự bảo hộ của quyền tác giả, các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xem xét, cấp phép bảo hộ.
Như vậy, có thể thấy quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu chính những tác phẩm do mình tạo ra hay còn gọi là quyền tác giả đối với tác phẩm của mình, đối với tài sản và quyền nhân thân. Mỗi đối tượng của quyền sở hữu sẽ là khác nhau và có những biện pháp bảo vệ, xử lý ki có sai phạm xảy ra.
2. Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự:
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định tại Điều 199 có những biện pháp sau để xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả:
“Điều 199. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Theo đóm, áp dụng bằng biện pháp hình sự để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thông qua việc quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm quyền sở hữu bị coi là tội phạm được pháp luật quy định tại Điều 212 là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự như sau:
“Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.” .
Theo đó, để làm rõ mức xử phạt được áp dụng đối với tội xâm phạm sở hữu trí tuệ cụ thể đối với quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại Điều 225 trong
“Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.
Việc xác định các nhóm hành vi xâm phạm với mức độ, tính chất nguy hại cho xã hội khác nhau thì sẽ áp dụng các biện pháp khác nhau, trao quyền chủ động cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, chủ sở hữu, sử dụng hợp pháp các quyền SHTT trong việc đấu tranh chống các hành vi xâm phạm.
Do đó, để bảo vệ tốt quyền tác giả, bản thân tác giả nên đăng ký quyền tác giả, và bản thân Nhà nước cũng khuyến khích việc đăng kí quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả. Đây không phải là thủ tục hành chính bắt buộc để xác lập quyền tác giả vì quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ đã được hình thành ngay khi tác phẩm được sáng tác ra. Tuy nhiên, việc làm này sẽ là biện pháp đảm bảo nhằm ngăn ngừa các rắc rối khi có tranh chấp xảy ra.
Chủ thể có quyền tự bảo vệ trước hành vi xâm phạm. Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền tác giả là việc các chủ thể quyền đưa các thông tin quản lý quyền gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
Như vậy, biện pháp hình sự được áp dụng đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở mức nghiêm trọng, hành vi đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội và được quy định trong Bộ luật Hình sự. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ truy cứu khi: Có yêu cầu của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan (đối với tội xâm phạm quyền tác giả).