Xử lý trường hợp phương tiện trôi khỏi vị trí neo đậu. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vô ý xậm phạm tính mạng.
Tóm tắt câu hỏi:
Anh (chị) luật sư cho em hỏi: 1 phương tiện vỏ tải có trọng tải trên 5 tấn khi neo đậu không quản lý tốt để tấp lái vỏ ra sông (sông có bề rộng 19m lái tấp vỏ ra 4.6m) nhưng có thêm 1 sợi dây đường kính lớn khoảng 1.0 – 1.2cm nằm trôi dưới lòng sông cách lái vỏ khoảng 2.5-3.5 m khi đó 1 phương tiện khác lưu thông trên khúc sông này không may chân vịt máy đã quấn vào sợi dây trên và sợi dây giật lại làm úp vỏ và làm 1 người thiệt mạng. Anh (chị) cho em hỏi trong trường hợp này thì chiếc vỏ tải bên trên có vi phạm Luật giao thông đường thủy hay không? Cụ thể là mình có phương tiện có trọng tải lớn mà không đảm bảo khi neo đậu gây chết người như vậy có vi phạm hay không? Nếu vi phạm thì theo luật giao thông đường thủy thì vi phạm điều bao nhiêu, khoản bao nhiêu trong luật? Bên gây thiệt hại có bồi thường cho bên thiệt hại hay không? Mong nhận được phản hồi của quý anh (chị) luật sư. Em chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trước tiên, xin trả lời việc neo đậu phương tiện của bạn có vi phạm Luật giao thông đường thủy hay không?
Do thông tin mà bạn cung cấp chưa đầy đủ nên trong tình huống của bạn có thể xảy ra các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Bạn neo đậu phương tiện ở khu vực không được phép neo đậu
Tại Khoản 1, Điều 23, Thông tư 50/2014/TT-BGTVT có quy định về trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện khi phương tiện thủy hoạt động tại vùng nước cảng, bến thủy nội địa như sau:
“1. Chỉ được neo đậu phương tiện tại những nơi do Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến chỉ định và không được tự ý thay đổi vị trí”.
Như vậy, theo quy định trên, phương tiện của bạn neo đậu sai quy định. Do đó trong trường hợp này bạn đã vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường thủy. Cụ thể, bạn đã vi phạm quy tắc giao thông đường thủy.
Trường hợp 2: Phương tiện của bạn neo đâu ở khu vực được phép neo đậu:
Tại Khoản 1, Điều 44 Luật giao thông đường thủy 2004 có quy định về neo đậu phương tiện:
“1. Neo đậu phương tiện trong cảng, bến thuỷ nội địa phải đúng nơi quy định, chấp hành nội quy của cảng, bến thuỷ nội địa và phải bố trí người trông coi phương tiện.
Phương tiện neo đậu ở phía bờ phải để thuyền viên của các phương tiện đậu ở phía ngoài và những người thi hành công vụ đi qua”.
Và tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 23 Thông tư 50/2014/TT-BGTVT quy định:
“3. Khi phương tiện bị trôi dạt hoặc bị thay đổi nơi neo đậu do các nguyên nhân khách quan, phải tiến hành ngay các biện pháp xử lý thích hợp và báo cho Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến biết.
4. Khi đã neo đậu an toàn tại các nơi được chỉ định, thuyền trưởng phải phân công thuyền viên trực ca để duy trì máy móc, trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, động cơ chính của phương tiện luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động để xử lý kịp thời những trường hợp trôi neo, đứt dây, mắc cạn và các sự cố khác”.
Theo các quy định trên cùng với thông tin mà bạn cung cấp cho thấy: sau khi neo đậu phương tiện bạn đã không bố trí người trông coi phương tiện của mình. Do đó, khi sự cố không mong muốn xảy ra là phương tiện bị trôi dạt bạn đã không tiến hành các biện pháp kịp thời để xử lý và báo cho Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến biết. Thêm vào đó việc neo đậu phương tiện không đúng quy cách khiến 01 sợi dây trôi dưới lòng sông cách lái vỏ khoảng 2.5-3.5m làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của phương tiện khác và gây ra hậu quả làm úp vỏ và làm 01 người thiệt mạng. Rõ ràng, trong trường hợp này, hành vi bất cẩn, không quản lý tốt phương tiện của bạn đã gây cản trở hoạt động giao thông tại khúc sông đó. Vì vậy, đây là hành vi gây cản trở giao thông đường thủy.
Như vậy có thể kết luận việc bạn neo đậu phương tiện như đã nêu là hành vi vi phạm luật giao thông đường thủy.
Thứ hai, xin tư vấn về vấn đề bồi thường thiệt hại đối với người bị hại.
Theo Khoản 1, Điều 604 “Bộ luật dân sự 2015”, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
“Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Như vậy theo phân tích ở trên bạn đã vi phạm luật giao thông đường thủy. Là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường thủy, bạn buộc phải nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Do đó, trong trường hợp này bạn đã vô ý xâm phạm đến tính mạng của người khác. Vậy nên bạn phải bồi thường cho bên bị hại về các thiệt hại đã gây ra.
>>> Luật sư
Theo Điều 610 “Bộ luật dân sự 2015” bạn phải bồi thường cho bên bị hại các chi phí sau:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết.
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung.
– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng: khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của bạn, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.
– Khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.
Mức bồi thường thiệt hại trước hết do hai bên thỏa thuận căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế. Nếu không thỏa thuận được thì bên bị hại có quyền yêu cầu