Sinh viên muốn xin việc phải đóng tiền giải quyết như thế nào? Xử phạt hành chính về hành vi lừa đảo tiền của người khác.
Sinh viên muốn xin việc phải đóng tiền giải quyết như thế nào? Xử phạt hành chính về hành vi lừa đảo tiền của người khác.
Tóm tắt câu hỏi:
em đi xin việc làm và công ty đó bắt em đóng 350.000 đồng về nhà em mới biết mình bị lừa giờ em phải làm sao ạ ?? Khoản tiền đó tuy không lớn với nhiều người nhưng với sinh viên đang học như em thì rất lớn.Em muốn lấy lại tiền nhưng mọi người đều nói là không lấy lại được giờ em đang lo lắm ạ.Mong luật sư giúp em ạ ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắ mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Trường hợp của bạn có thể có hai cách để xử lý như sau:
Thứ nhất, nếu bạn muốn chỉ muốn đòi lại số tiền bạn có thể đến công ty đó thỏa thuận với họ, buộc họ trả lại tiền nếu không sẽ tố giác công ty họ với cơ quan công an.
Thứ hai, bạn có thể đến cơ quan công an tố giác về hành vi lừa đảo của họ, nếu điều tra xác minh đước điều đó là sự thật, cơ quan công an sẽ phạt hành chính và buộc công ty đó hoàn lại số tiền đã chiếm đoạt của bạn, cụ thể quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về việc vi phạm quy định gây thiệt hại đến tài sản của người khác:
"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;
c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm phápluật mà có;
e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.
4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."
Như vậy, trước hết bạn có thể sử dụng biện pháp thỏa thuận, nếu không được bạn có thể dùng cách thứ hai. Tuy nhiên, lưu ý với bạn khi xin việc làm, không có trường hợp nào mà công ty bắt buộc người xin việc phải đóng một khoản tiền hay khoản phí nào hết, nếu có bạn phải xem xét và cân nhắc kỹ nếu không rất có thể là hành vi lừa đảo của các công ty nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn.
Theo Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP vi phạm quy định về giao kết
“1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.”