Đấu giá tài sản công là một trong những hình thức rất phổ biến. Bán đấu giá tài sản phải tuân thủ đúng theo nguyên tắc cũng như trình tự, thủ tục đúng quy định của pháp luật về đấu giá tài sản nói chung và tài sản công nói riêng. Vậy trường hợp đấu giá không thành thì xử lý tài sản công như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử lý tài sản công trong trường hợp đấu giá không thành:
Căn cứ Điều 25
– Đối với trường hợp đấu giá lần đầu không thành thì phải tổ chức đấu giá lại.
– Trường hợp hết thời hạn đăng ký tham gia mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia cuộc đấu giá hoặc có nhiều người tham gia cuộc đấu giá nhưng chỉ có một người trả giá hoặc có nhiều người trả giá nhưng chỉ có một người trả giá cao nhất và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm khi đấu giá từ lần thứ hai trở lên: sẽ thực hiện bán cho người duy nhất.
– Đối với trường hợp sau 02 lần tổ chức đấu giá không thành thì cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản sẽ lựa chọn thực hiện một trong hai phương án sau:
+ Tiến hành tổ chức thực hiện việc đấu giá lại theo quy định.
+ Tiến hành trình cơ quan, người có thẩm quyền đã ra quyết định bán tài sản để xem xét, quyết định hủy bỏ quyết định bán đấu giá tài sản công để bán cho người duy nhất.
Thủ tục bán tài sản cho người duy nhất được thực hiện như sau:
Bước 1: cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ trình cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền đã ra quyết định bán tài sản để xem xét, quyết định bán tài sản cho người duy nhất thay thế quyết định bán đấu giá tài sản đã ban hành.
Thời gian gửi là trong vòng 07 ngày làm việc tính từ ngày xác định được người duy nhất.
Hồ sơ đề nghị bán tài sản bao gồm:
– 01 bản chính Văn bản đề nghị bán của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản.
– 01 bản chính Văn bản đề nghị bán tài sản công cho người duy nhất của cơ quan quản lý cấp trên.
– 01 bản sao Quyết định bán đấu giá tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền.
– 01 bản sao Biên bản bán đấu giá tài sản (nếu có) và các hồ sơ liên quan đến quá trình tổ chức đấu giá tài sản.
Bước 2: Sau khi nhận được đủ hồ sơ như trên, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định bán tài sản công cho người duy nhất tham gia đấu giá. Thời gian giải quyết là trong vòng 07 ngày làm việc tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản thực hiện ký Hợp đồng mua bán tài sản với người mua. Thời gian giải quyết là trong vòng 05 ngày làm việc tính từ ngày có Quyết định bán tài sản của cơ quan có thẩm quyền.
Bước 4: Người mua có trách nhiệm thanh toán tiền mua tài sản cho cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản. Thời gian là trong vòng 90 ngày áp dụng với trường hợp bán trụ sở làm việc; thời gian là 05 ngày làm việc áp dụng với trường hợp bán tài sản khác.
Lưu ý: cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản phải có trách nhiệm xuất hóa đơn bán tài sản công cho người mua theo quy định.
Sau khi người mua đã hoàn thành việc thanh toán thì giao tài sản cho người mua tại nơi có tài sản.
2. Trình tự, thủ tục bán tài sản công theo hình thức đấu giá:
Thứ nhất, tiến hành xác định giá khởi điểm:
(i) Đối với tài sản là trụ sở làm việc: cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản sẽ thuê tổ chức có điều kiện hoạt động thẩm định giá để xác định được giá tài sản.
– Sau đó gửi đến Sở Tài chính (nơi có tài sản), Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá khởi điểm.
– Trường hợp cơ quan không thuê được tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá: Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thành lập Hội đồng để xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá khởi điểm.
Lưu ý về giá khởi điểm: Giá khởi kiểm được xác định phải phù hợp với:
+ Giá trị thực tế còn lại theo kết quả đánh giá lại.
+ Giá khởi điểm của quyền sử dụng đất thuộc trụ sở làm việc được xác định phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất phổ biến trên thị trường theo mục đích sử dụng mới của khu đất tại thời điểm có quyết định bán của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định hiện hành về xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê, không thấp hơn giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tương ứng với mục đích sử dụng mới nhân (x) với hệ số điều chỉnh giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
(ii) Đối với tài sản công khác: người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản sẽ tiến hành lập Hội đồng để xác định giá khởi điểm; hoặc trường hợp khác có thể thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định để làm căn cứ quyết định giá khởi điểm.
Thứ hai, thực hiện đấu giá:
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản sẽ thuê tổ chức đấu giá tài sản để tổ chức đấu giá.
– Thành viên Hội đồng đấu giá tài sản công bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng: là người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản.
+ Thành viên của Hội đồng: là đại diện cơ quan tài chính, cơ quan tư pháp cùng cấp, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Những trường hợp nào tài sản công không thực hiện đấu giá?
Căn cứ Điều 27 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP quy định sẽ tiến hành bán tài sản công theo hình thức chỉ định trong những trường hợp sau:
– Áp dụng đối với tài sản công có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 250 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại dưới 10 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản sẽ xem xét và quyết định áp dụng hình thức niêm yết giá trong trường hợp cần thiết.
Lưu ý: hình thức chỉ định này không được áp dụng trong trường hợp bán trụ sở làm việc, xe ô tô, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
– Những đối tượng sau không được tham gia mua chỉ định tài sản công:
+ Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người tại thời điểm đăng ký mua tài sản không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
+ Người có thẩm quyền quyết định bán tài sản; người trực tiếp giám định, đánh giá lại giá trị tài sản.
+ Người thân gồm Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người có thẩm quyền quyết định bán tài sản; người trực tiếp giám định, đánh giá lại giá trị tài sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 37/VBHN-VPQH Luật quản lý, sử dụng tài sản công.
Nghị định số 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý, sử dụng tài sản công.
Thông tư số
THAM KHẢO THÊM: