Cạnh nhà mình có một quán ăn, thường xuyên gây mất trật tự tới qua 11h đêm; họ cũng không chịu giữ gìn vệ sinh chung. Vậy các hộ gia đình xung quanh cần làm gì để ngăn chặn hành vi đó.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào LUẬT DƯƠNG GIA. Mong luật sư tư vấn giúp mình vấn đề sau: Bên cạnh nhà mình là một quán bia, giữa 2 nhà có một đường hẻm đi lại, nhưng họ tận dụng không gian đó để cho khách ngồi nên rất ồn ào, từ sáng sớm đến tối 10h ,11h đêm.
Ngoài ra do hệ thống xử lý khói và mùi không tốt, nên khi họ nấu ăn thì khói và mùi bay ra bên nhà mình rất khó chịu. Mình có ý kiến, và họ cũng bảo sẽ sữa, nhưng sau đấy thi không có gi thay đổi cả. Luật sư có thể tư vấn hộ mình phương pháp để khắc phục và hạn chế tình trạng trên không?
Cách xử lý mùi, tiếng ồn cũng như chiếm dụng đường đi của họ có phải là vi phạm pháp luật? Mình có thể nhờ UBND can thiệp về vấn đề này không? Cám ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Lấn chiếm lối đi chung: Theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao đông đường bộ, hành vi chiếm dụng lòng đường để kinh doanh là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý như sau:
“Điều 15. Xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
…
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị;
b) Dựng lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này;
c) Họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 4, Điểm c Khoản 5, Điểm a Khoản 6 Điều này;
d) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe.
[…]”
– Gây mất trật tự: Điều 264 “
Theo Nghị định 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, hành vi gây ồn của nhà hàng xóm bị xử lý như sau:
“ 8. Hành vi gây ảnh hưởng đế sự yên tĩnh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau;
b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung.
[…]”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Gây ô nhiễm môi trường: Theo Điều 263 Bộ luật dân sự, khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.
Hành vi không xử lý khói và mùi hôi trong quá trình nấu nướng của nhà hàng xóm bị coi là hành vi gây ảnh hưởng đến vệ sinh chung và có thể bị xử phạt hành chính theo điều 9 Nghị định 73/2010/NĐ-CP.
Như vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn hoàn toàn có thể làm đơn tố cáo hành vi vi phạm hành chính của người hàng xóm và gửi lên Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Nếu đơn tố cáo của bạn không được giải quyết trong thời hạn luật định (thời hạn giải quyết tố cáolà 60 ngày, kể từ ngày thụ lý, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày), bạn có quyền làm đơn tố cáo tiếp lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn tố cáo lần hai của bạn sẽ được xem xét và xử lý trong thời hạn 10 ngày.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Thị Hương