Xử lý kỷ luật đối với công chức Kiểm lâm. Xử lý kỷ luật công chức có hành vi thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
Xử lý kỷ luật đối với công chức Kiểm lâm. Xử lý kỷ luật công chức có hành vi thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Em có câu hỏi như thế này ạ. Mong luật sư giải đáp giúp. Cán bộ công chức Kiểm lâm thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, trực không nghiêm túc, có dấu hiệu liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản, lâm sản trái phép trong địa bàn do trạm được phân công quản lý sẽ bị hình thức kỷ luật như thế nào? Căn cứ luật để áp dụng và các điều khoản cụ thể thi hành?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Căn cứ Điều 8 Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức như sau:
"Điều 8. Các hình thức kỷ luật
1. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Buộc thôi việc.
2. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc."
– Căn cứ Điều 9 Điều 11 Điều 12 Điều 13 Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định cụ thể về các trường hợp áp dụng hình thức kỉ luật khiển trách, hạ bậc lương, giáng chức như sau:
"Điều 9. Khiển trách
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ;
2. Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng;
3. Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng;
5. Sử dụng tài sản công trái pháp luật;
6. Xác nhận giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;
7. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ
luật lao động ; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức."
"Điều 11. Hạ bậc lương
Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Không thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái pháp luật với mục đích vụ lợi;
3. Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ
luật lao động ; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức."
"Điều 12. Giáng chức
Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng;
2. Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật;
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn."
"Điều 13. Cách chức
1. Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
a) Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;
b) Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng;
c) Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ;
d) Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.
2. Việc áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với công chức giữ các chức danh tư pháp được thực hiện theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật chuyên ngành."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, phụ thuộc vào hành vi vi phạm vụ thể và hậu quả mà hành vi vi phạm đó gây ra mà áp dụng hình thức xử lý kỉ luật đối với cán bộ, công chức theo quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP nêu trên.
– Trong trường hợp người cán bộ Kiểm lâm có dấu hiệu liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản, lâm sản trái phép trong địa bàn do trạm được phân công quản lý thì đặt ra vấn đề hành vi cụ thể của người cán bộ Kiểm lâm là gì, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi hay nhận hối lộ, có hành vi tham nhũng hay trực tiếp khai thác lâm sản trái phép để xác định hình thức và mức độ xử lý. Nếu là hành vi có dấu hiệu tham nhũng thì áp dụng các hình thức kỉ luật nêu trên hoặc Luật phòng chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2012 hoặc nếu có dấu hiệu của tội phạm hình sự thì áp dụng quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; nếu có hành vi trực tiếp vi phạm quy định về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì áp dụng quy định xử lý vi phạm hành chính tại Nghị định 157/2013/NĐ-CP.