Luật 27/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11.
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một sổ điều theo Luật số 01/2007/QH12,
Điều 1:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng
1. Khoản 2 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Trong trường hợp pháp luật không có quy định về hình thức công khai, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện một hoặc một số hình thức công khai quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này. Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể lựa chọn thêm hình thức công khai quy định tại điểm a, điểm g khoản 1 Điều này.”
2. Điểm b khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Xem thêm: Hành vi tham nhũng nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
“b) Danh mục các dự án
3. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 14. Công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng
1. Trong quản lý dự án đầu tư xây dựng, phải công khai, minh bạch các nội dung sau đây:
a) Báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, báo cáo đánh giá tác động kinh tế – xã hội; các mục tiêu, dự kiến kết quả, các nhóm hoạt động chính và đối tượng thụ hưởng trong quá trình lập dự án;
b) Quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch thực hiện dự án;
c) Báo cáo tiến độ, báo cáo kết quả thực hiện dự án, báo cáo đánh giá thực hiện dự án và báo cáo kết thúc dự án.
2. Dự án quy hoạch đầu tư xây dựng phải được lấy ý kiến của nhân dân địa phương nơi quy hoạch về nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và sau khi được phê duyệt phải được công khai về các nội dung quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
Xem thêm: Chồng làm phó giám đốc thì vợ có làm kế toán được không?
3. Dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách địa phương phải được Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
4. Dự án đầu tư xây dựng sau khi được quyết định, phê duyệt phải được công khai về nội dung quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này để nhân dân giám sát.”
4. Bổ sung khoản 7 Điều 15 như sau:
“7. Cơ quan thuế,
5. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 18. Công khai, minh bạch trong quản lý doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm công khai các nội dung sau đây:
a) Vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;
Xem thêm: Tội phạm về tham nhũng là gì? Các yếu tố cấu thành tội phạm tham nhũng?
b) Vốn và tài sản của doanh nghiệp đầu tư vào công ty con, công ty liên kết;
c) Các khoản đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính;
d) Vốn vay ưu đãi;
đ) Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán;
e) Việc lập và sử dụng quỹ của doanh nghiệp;
g) Việc bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý;
h) Họ, tên, nhiệm vụ, lương và các khoản thu nhập khác của người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng.
Xem thêm: Hướng dẫn nội dung công tác thanh tra phòng chống tham nhũng
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Xem thêm: Tham ô là gì? Tham ô tài sản khác tham nhũng tài sản như thế nào?