Thi hành án là giai đoạn yêu cầu bên phải thi hành nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định của Tòa. Vậy, đương sự có hành vi cố tình không thi hành án dân sự sẽ bị xử lý như thế nào? Các biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án bao gồm những gì?
Mục lục bài viết
1. Thi hành án dân sự là gì?
Thi hành án dân sự là một trình tự, thủ tục tiếp nối với quá trình xét xử của Tòa án giúp cho bản án, quyết định có hiệu lực trên thực tế. Hiện nay, thi hành án dân sự là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan thi hành án dân sự nhiệm vụ chính của giai đoạn này là yêu cầu người phải thi hành án và những chủ thể có liên quan phải thi hành những bản án, quyết định mà Tòa đã đưa ra phán quyết có hiệu lực pháp luật.
Thi hành án dân sự tác động trực tiếp tới tài sản của người phải thi hành án và bắt buộc người thi hành án phải thực hiện nhiệm vụ, hoặc cá nhân có những hành vi vi phạm sẽ bị cấm thực hiện một số hành vi nhất định trên thực tế.
Sau khi diễn ra phiên xét xử của Tòa án, thông thường người phải thi hành án phải tự nguyện thực hiện các quyết định bàn thắng của tòa án. Trong giai đoạn này, vẫn có những trường hợp người phải thi hành án không thực hiện theo quyết định hoặc phán quyết của Tòa thì sẽ bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Điều này thể hiện tính công bằng nghiêm minh của pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bị thiệt hại cũng như đảm bảo được tính răn đe đối với người vi phạm nhưng cố tình không chấp hành.
2. Xử lý khi đương sự cố tình không chấp hành thi hành án:
Cá nhân có hành vi xâm hại đến quyền lợi ích của hợp pháp của người khác sau khi bị Tòa án đưa ra bản án và quyết định để khắc phục tình trạng này thì chống đối, cố tình không chấp hành thi hành án có thể áp dụng những hình thức xử phạt sau:
2.1. Người vi phạm có thể bị áp dụng mức hình phạt tù với tội không chấp hành án:
Theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015 thì khi người có điều kiện không chấp hành án sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi:
– Mặc dù có sự tham gia cưỡng chế của cơ quan thi hành theo quy định pháp luật nhưng cá nhân vẫn có hành vi né tránh, cố ý không chấp hành;
– Hành vi không chấp hành án của cá nhân đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng lần này vẫn có sự tái phạm;
Mức phạt theo quy định của Bộ luật hình sự về hành vi không chấp hành án được ghi nhận như sau:
– Có thể bị áp dụng mức phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với trường hợp không chấp hành án mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không chấp hành án nhưng vẫn vi phạm.
– Khi có những hành vi vi phạm dưới đây thì người phạm tội bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Gay khó khăn, chống đối lại nhiệm vụ của chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
+ Tìm đủ mọi cách bằng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm qua mặt cơ quan có chức năng thực hiện hoặc hỗ trợ viêc thi hành;
+ Xuất hiện hành vi tẩu tán tài sản.
2.2. Trường hợp xử phạt khác đối với hành vi không chấp hành thi hành án:
Khi có hành vi không chấp hành án nhưng chưa đủ điều kiện bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ áp dụng hình thức xử phạt tiền theo quy định tại Điều 64
– Mức phạt tiền thấp nhất trong khi áp dụng hình thức xử phạt tiền là từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi sau:
+ Khi được cơ quan thi hành yêu cầu cung cấp thông tin nhưng không hợp tác, không giao giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền thi hành án mà không có lý do chính đáng;
+ Việc tự ý thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú mà không thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về thông tin này là đang có dấu hiệu trốn tránh gây khó khăn trong việc thi hành của cơ quan có thẩm quyền;
+ Tiến hành việc kê khai không đầy đủ, không chính xác tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án hoặc thậm chí là lược bỏ tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc bằng thủ đoạn nào đó chuyển tài sản đó sang cho người khác vì mục đích né tránh thi hành;
+ Người đang thi hành công vụ mà có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm người thi hành công vụ trong thi hành án dân sự;
+ Hành vi chống đối, cản trở hoặc xúi giục người khác chống đối, cản trở hoạt động thi hành án dân sự là hoàn toàn bị nghiêm cấm;
+ Quá trình thi hành án phải đảm bảo trật tự công cộng, tránh ảnh hưởng đến người xung quanh. Chính vì vậy, hành vi gây rối trật tự nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động thi hành án dân sự có thể bị áp dụng mức xử phạt hành chính.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Những công việc mà Tòa án đã đưa ra trong quyết định hoặc bản án nhưng người thi hành án không thực hiện công việc phải làm theo bản án, quyết định;
+ Một số trường hợp bị nghiêm cấm thực hiện công việc nhất định nhưng vẫn cố tình thực hiện công việc này và không làm theo bản án, quyết định;
+ Trên thực tế, người phải thi hành án đủ điều kiện về việc thi hành nhưng tìm mọi lý do để trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án;
+ Cá nhân có nghĩa vụ cung cấp thông tin, chứng cứ hỗ trợ cho cơ quan thi hành án dân sự nhưng những thông tin này được cung cấp không sự thật.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Cố tình hủy hoại tài sản hoặc làm hư hỏng tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;
+ Những tài sản đang bị niêm phong để phục vụ cho hoạt động thi hành nhưng tự ý phá hủy niêm phong tài sản đã kê biên;
+ Thi hành án có thể trừ trực tiếp vào thu nhập hàng tháng nhưng người vi phạm không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án;
+ Khi bị áp dụng việc tạm giữ tài sản, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án thì có hành vi không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền;
+ Tài sản trong diện được thi hành thì không được chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản nên cá nhân không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng là lại có thêm một hành vi vi phạm mới cần được xử lý;
+Khi nhận được quyết định về việc giao, trả tài sản, giấy tờ thi hành án nhưng cố tình không chấp hành quyết định này;
+ Thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án được cung cấp không đúng, không đầy đủ làm hoặc là không cung cấp thông tin gây cản trở, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi ích của cá nhân khác;
+ Với những người có chức vụ, quyền hạn nhất định trong một số công việc thì hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án và việc phong tỏa, khấu trừ để thi hành án; hoặc xuất hiện hành vi làm lộ thông tin hoặc lạm dụng thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án để sử dụng trái phép vào mục đích khác.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Tẩu tán tài sản là một trong những hoạt động của người phải thi hành có khả năng được sử dụng nhiều nhất trong việc né tránh thi hành án dân sự. Việc tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;
+ Cá nhân tiến hành sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Một số tài sản bị hạn chế giao dịch nhưng cố tình thực hiện việc chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, cầm cố hoặc có hành vi khác nhằm chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản bị hạn chế giao dịch theo quy định;
+ Chống đối đến cùng để không thi hành án như hủy hoại tài sản đã kê biên;
+ Tài sản là tiền đang được người thứ ba giữ nhưng gây cản trở, không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền, tài sản này;
+ Không thực hiện quyết định thi hành án về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay của Tòa án;
+ Tiết lộ thông tin để người phải thi hành án chuyển, rút tiền khỏi tài khoản làm ảnh hưởng đến quá trình thi hành án.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Hình thức khấu trừ tài khoản, thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án có thể được áp dụng trong giai đoạn này nhưng không thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền thi hành án;
+ Số tiền trong hoạt động kinh doanh, thu lại số tiền của người thi hành án đang giữ nếu được đưa ra nhưng cá nhân có nghĩa vụ lại không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án;
+ Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc kê biên, sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án.
– Mức phạt tiền cao nhất trong hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng khi cá nhân có vi không thực hiện quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc phong tỏa tài khoản, tài sản của người phải thi hành án. Số tiền phạt có thể từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
3. Các biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án:
Theo khoản 1 Điều 66 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi 2014), Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
– Các biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi 2014) bao gồm:
+ Áp dụng biện pháp phong toả tài khoản để kịp thời ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản;
+ Những giấy tờ có giá trị, đủ cơ sở để người phải thi hành thực hiện nghĩa vụ thì cơ quan có thẩm quyền có quyền tạm giữ tài sản, giấy tờ này;
+ Trong thời gian này sẽ tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
– Biện pháp cưỡng chế thi hành án quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi 2014) , bao gồm:
+ Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
+ Nếu cá nhân không có tài sản trực tiếp lúc thi hành án hoặc tài sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì tiến hành trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
+ Mặc dù tài sản thuộc sở hữu của người có nghĩa vụ thi hành nhưng do người thứ ba giữ thì việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án vẫn diễn ra bình thường;
+ Tài sản có thể sinh ra hoa lợi, lợi tức thì có thể khai thác tài sản của người phải thi hành án;
+ Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ;
+ Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi 2014);
– Bộ luật Hình sự năm 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017);
–