Xử lý hành vi xả nước thải chảy sang nhà bên cạnh. Quy định về việc bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình.
Xử lý hành vi xả nước thải chảy sang nhà bên cạnh. Quy định về việc bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình.
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào luật sư. Hiện nay gia đình hàng xóm có thải nước sinh hoạt thấm nước chảy qua nhà em. Trước đây, nhà em có xây một tường rào ngăn cách giữa hai nhà với nhau. Nhưng khi xây dựng để xả nước thì không làm cống hoặc một bờ rãnh để chống thấm nước qua nhà em. Nhà em đã qua nói và đồng sửa chữa. Nhưng bây giờ gia đình đó vẫn cứ để tình trạng nước qua nhà em, và chửi lại. Vậy bây giờ luật sư có thể hướng dẫn em cách xử lý bằng luật pháp can thiệp. Em cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường 2014 có quy định về yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình như sau:
"1. Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định.
2. Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định.
3. Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh.
4. Nộp đủ và đúng thời hạn phí bảo vệ môi trường; chi trả cho dịch vụ thu gom, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;
5. Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường công cộng và tại khu dân cư.
6. Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn."
Với hành vi xả nước thải ra môi trường, không đảm bảo vệ sinh môi trường, người có hành vi xả thải sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 13 Nghị định 179/2013/NĐ – CP như sau:
" Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường không nguy hại vào môi trường
1. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 02 lần bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);
e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);
….."
Tùy thuộc vào từng hành vi sẽ có mức xử phạt hành chính tương ứng. Để chấm dứt hành vi gây ô nhiễm môi trường của nhà hàng xóm, gia đình bạn nên làm đơn tố cáo tới cơ quan Công an cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện để giải quyết vấn đề này.