Xử lý hành vi tự ý san lấp đất lưu không để làm chỗ gửi xe. Quy định về việc sử dụng đất hành lang an toàn giao thông đường bộ.
Xử lý hành vi tự ý san lấp đất lưu không để làm chỗ gửi xe. Quy định về việc sử dụng đất hành lang an toàn giao thông đường bộ.
Tóm tắt câu hỏi:
Nhà tôi ở mặt đường và có phần đất lưu không ở mặt đường nhưng hàng xóm nhà tôi tự ý đem đá đến san lấp phần đất lưu không này để làm nơi gửi xe kinh doanh. Tôi phải làm sao trong trường hợp này?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật giao thông đường bộ năm 2008;
2. Giải quyết vấn đề:
Khoản 2, Khoản 3, Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định các hành vi bị cấm như sau:
''2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.''
Như vậy, hành vi của nhà hàng xóm là hành vi vi phạm quy định Luật giao thông đường bộ năm 2008.
Đối với hành vi vi phạm của người hàng xóm, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:
"5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 20 Nghị định này;
b) Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong: Hành lang an toàn đường bộ, phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ;
c) Tự ý gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình đường bộ;
d) Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác;
>>> Luật sư tư vấn sử dụng đất lưu không bất hợp pháp: 1900.6568
đ) Dựng rạp, lều quán, công trình tạm thời khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt;
e) Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố;
g) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe;
h) Xả nước thải xây dựng từ các công trình xây dựng ra đường phố;
i) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe."
Bạn không nói rõ phần đất lưu không này có phải là đất hành lang an toàn giao thông đường bộ hay không? Nếu đây là đất hành lang an toàn giao thông đường bộ thì người này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a) Khoản 5 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Nếu đây không phải là đất hành lang an toàn giao thông, thì người này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm g) hoặc điểm i) Khoản 5 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, tùy vào phần diện tích chiếm dụng để làm chỗ gửi xe.