Đặt hàng qua Facebok những sau khi chuyển khoản thì không nhận được hàng và không được bên nhận tiền trả lời? Xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Facebook?
Mục lục bài viết
- 1 1. Lừa tiền mua hàng trên Facebook có phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
- 2 2. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội:
- 3 3. Xin tiền trên Facebook có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
- 4 4. Tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội:
- 5 5. Thủ tục tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua Facebook:
1. Lừa tiền mua hàng trên Facebook có phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có đặt hàng ở 1 chị trên Facebook. Bên đó yêu cầu chuyển khoản trước nên tôi đã chuyển 1.830.000đ, nhưng đến nay tôi vẫn không nhận được hàng, trên Facebook chị đó chặn tôi, không trả lời tôi, tôi dùng nick khác thì vẫn trả lời bình thường nhưng khi tôi bảo tôi là người đã chuyển tiền và đang đợi hàng thì bên đó chặn luôn và không trả lời gì nữa. bây giờ tôi muốn lấy lại tiền thì có lấy được không? lấy bằng cách nào? thủ tục kiện vì lừa gạt có lấy lại được tiền không? bên họ và tôi cùng ngân hành Agribank. tôi còn giữ giấy chuyển tiền, số tài khoản của họ. nhưng do họ ở tận Đồng Nai tôi ở Quảng Ninh có kiện được không? và có lấy lại được tiền không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 bổ sung và sửa đổi năm 2017.
Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … ở đây, bên kia đã đưa ra thông tin giả nhằm chiếm đoạt tài sản của ban. Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.
Số tiền bạn bị chiếm đoạt là 1.830.000đ. Do đó, theo quy định ở trên nếu người đó thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì đã đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bạn có thể nộp đơn tố cáo hành vi phạm tội và yêu cầu trả lại tiền đối với bên bạn đặt hàng. Khi nộp đơn thì bạn phải nộp tại nơi bên bạn đặt hàng cư trú có kèm theo các loại giấy tờ kèm theo chứng minh cho việc lừa đảo của bên kia.
2. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi ở nước ngoài. Tôi muốn kiện cô Thủy, cô ấy chưa một lần nhìn thấy tôi, có biết tôi trên Facebook, bắt đầu từ ngày 16/10/18, sau khi chúng tôi nói chuyện bằng cách vượt qua mỗi buổi tối, sau khi tôi đã làm việc. Tôi cũng nói với Thủy tôi lớn tuổi hơn Thủy, từng lập gia đình và có hai con, vợ ly dị 5 năm trước đây. Cô ấy nói không sao, cô ấy thích được kết hôn với người đàn ông lớn tuổi. Sau đó, tôi nói nếu cô đồng ý làm người yêu của tôi, cô đồng ý đề xuất để làm người yêu của tôi, trong thời gian đó, cô nói rằng cô sắp đến ngày sinh nhật, tôi đã gửi tặng tiền cho cô mua iPhone 5s. Sau đó, cô nói trong tình yêu, chúng ta phải tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau, nên tin vào cô ta, tôi đã tin tưởng nhưng cô ấy gian lận lấy tiền của tôi, tổng số tiền là 100,994.500 Dollars. Cô ấy nói với tôi rằng cô ấy cần tiền để làm tất cả các công việc giấy tờ và cô ấy sẽ đến Mỹ với tôi. Sau đó, cô ấy nói rằng cô ấy sẽ làm việc nơi khác, đó có nghĩa là cô ấy không trả lại tiền của tôi. Bây giờ cô thay đổi ý định không đi với tôi, nhưng cô sẽ đi đến đất nước khác. Tôi phải làm sao, mong luật sư giúp đỡ!
Luật sư tư vấn:
Trước tiên bạn phải có căn cứ cô Thủy dùng hành vi gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt số tiền của bạn cũng như có căn cứ xác minh bạn đã gửi số tiền là 100,994.500 Dollars cho cô Thủy.
Nếu xác định được những nội dung nêu trên thì bạn sẽ làm đơn tố cáo kèm theo bằng chứng chứng cứ về việc lừa đảo gửi lên
Hành vi lừa đảo sẽ bị xử lý theo quy định của
Tham khảo quy định về: Xử lý với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
3. Xin tiền trên Facebook có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Trong vòng 1 tháng nay tôi có quen một cô gái trên Facebook, sau nhiều lần nói chuyện thì tôi và cô bé đó nói yêu nhau, nhưng cô bé đó lúc nào cũng xin tôi card điện thoại với nhiều lí do. Hôm bữa cô bé nói tôi gửi cho cô ấy 3 triệu để đóng thuế nhận giải thưởng, và nói sẽ gửi lại tiền vào tài khoản ngân hàng cho tôi. Nhưng khi cô bé nhận tiền xong thì chặn Facebook của tôi, tôi không thể liên lạc được. Vài ngày sau cô bé lại quay lại xin lỗi tôi và nói lừa tôi để đóng tiền học phí, tôi thương cô bé nên đã bỏ qua.
Nói chuyện được vài ngày cô bé lại lợi dụng tình yêu của tôi để tiếp tục lừa dối, cô bé nói sinh viên năm 2 rồi mà không có điện thoại sài, bạn bè chê cười, rồi nói gia đình bố mẹ li thân không ai chịu gửi tiền, tôi cảm thương nên cũng gửi cho cô bé 2 triệu 500, khi nhận tiền xong cô bé lại nói không đủ tiền mua sim, rồi tôi cũng mua cho 130 ngàn tiền card để cô bé bán lại lấy tiền mua sim. Nhưng sau đó cô bé lại chặn Facebook của tôi.
Bây giờ tôi vẫn giữ 2 hóa đơn chuyển tiền vào thẻ atm cho cô bé, nhưng 2 thẻ là của 2 người bạn của cô ấy đều ở Đắc Lắc, còn cô bé nói cô ở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Vậy luật sư cho tôi hỏi cô bé đó có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Và tôi có thể làm đơn tố cáo không? Mong nhận đươc hồi đáp của luật sư, tôi chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 174
Trong trường hợp của bạn, cần xác định xem người bạn gái đó đã đưa ra các thông tin để bạn gửi tiền có phải là thông tin chính xác hay không. Nếu thông tin đó là thông tin sai lệch, nhằm mục đích lợi dụng tình cảm của bạn để chiếm đoạt số tiền này thì đây là hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn.
Hành vi này nhằm chiếm đoạt số tiền của bạn trên 2 triệu đồng nên có dấu hiệu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Bạn có thể trình báo với
Bạn cũng có thể thông qua tài khoản ngân hàng nhờ tra cứu thông tin về chủ tài khoản đó về địa chỉ, số điện thoại nhà riêng,… để cung cấp cho lực lượng công an, thuận lợi cho quá trình điều tra.
4. Tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội:
Tóm tắt câu hỏi:
Em có hợp tác bán hàng online trên Facebook với 1 chị ở Cam Ranh – Khánh Hòa. Hợp tác từ ngày 21/8/2018, em đều chuyển tiền trước nhận hàng sau. Vào ngày 7/10/ 2018, em có chuyển cho chị đó số tiền 7.600.000 đồng, chuyển thông qua Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBbank), thông tin tài khoản của chị đó đứng tên Phan Thị Thanh Trúc. Nhưng sau khi gọi điện thoại báo đã chuyển tiền thành công, chị ấy không gửi hàng hóa lên cho em. Và khóa mấy điện thoại không liên lạc được trong hơn 3 ngày nay. Vậy em có thể nhờ cơ quan chức năng truy cứu chị ấy lừa đảo chiếm đoạt tài sản không. Phiếu nộp tiền ngân hàng em vẫn giữ!
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, bạn có hợp tác bán hàng online trên Facebook với một chị ở Cam Ranh – Khánh Hòa. Hai người hợp tác từ 21/08/2018 và bạn đều chuyển tiền trước nhận hàng sau. Vào ngày 7/10/ 2018, bạn có chuyển cho chị đó số tiền 7.600.000 đồng, chuyển thông qua Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBbank), thông tin tài khoản của người đứng tên là Phan Thị thanh Trúc. Nhưng sau khi gọi điện thoại báo đã chuyển tiền thành công, chị ấy không gửi hàng hóa lên cho bạn. Và khóa máy điện thoại không liên lạc được.
Trong trường hợp này, bạn có thể làm làm đơn tố cáo toàn bộ sự việc trên với cơ quan công an có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Kèm theo đơn là các chứng từ đã chuyển khoản cũng như các thông tin trao đổi qua lại giữa bạn và người kia trong những lần giao dịch trước và sau khi chuyển tiền. Sau khi nhận được đơn tố cáo của bạn cơ quan điều tra sẽ có trách nhiệm xác minh, điều tra các tài liệu liên quan và quyết định xem có khởi tố hay không?
Theo thông tin bạn cung cấp, hành vi của người nhận tiền của bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 khi đáp ứng các yếu tố sau:
– Xét về chủ thể: người phạm tội phải đủ tuổi đã phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, không mắc các bệnh làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức, hành vi.
– Xét về khách thể: hành vi phạm tội xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản.
– Xét về mặt khách quan:
Hành vi phạm tội: Người phạm tội phải có hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Tức cá nhân đó thông qua lời nói, giấy tờ, tin nhắn… đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm làm cho người khác tin rằng những thông tin đó là sự thật, khiến họ chuyển dịch tài sản của họ sang cho người phạm tội và người này chiếm đoạt số tài sản đó. Cụ thể, trong trường hợp này, đối tượng ban đầu đã hợp tác làm ăn với bạn. Sau khi hợp tác nhiều lần, hai bên cũng khá quen thuộc nhau, đối tượng đó có đưa thông tin các mặt hàng hóa để bạn tin tưởng và mua, nhưng khi bạn chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng cho đối tượng thì người đó không gửi hàng cho bạn và cũng không liên lạc được qua số điện thoại.
Về hậu quả: là người phạm tội đã chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Ở đây, tổng số tiền mà người phạm tội đã chiếm đoạt là 7.600.000 đồng.
– Mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối với lỗi cố ý và mục đích thực hiện hành vi này nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.
Như vậy, nếu như hành vi của chị Trúc đáp ứng các yếu tố cấu thành nêu trên thì khi đó, cơ quan công an mới có thể khởi tố hành vi của người đó về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
5. Thủ tục tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua Facebook:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi tóm tắt nội dung cần luật sư tư vấn xem đây có phải là dấu hiệu lừa đảo hay không và tôi cần phải làm gì? Tôi muốn mua một chiếc điện thoại của một người, ban đầu thỏa thuận qua Facebook với giá hai triệu rưỡi và họ yêu cầu đặt cọc 1 triệu qua thẻ cào tôi đã thực hiện đúng như vậy sau khoảng 1 tiếng anh ta bảo cần thanh toán hợp đồng và mong tôi thông cảm gửi cho anh ta nốt số tiền 1 triệu rưỡi đến khi nhận máy thì chỉ trả tiền công gửi 1 trăm nên tôi đã gửi nốt số tiền còn lại và anh ta hẹn ngày hôm sau tôi sẽ nhận được điện thoại.
Nhưng sáng hôm sau 7h anh ta gọi lại và bảo có mâu thuẫn gia đình nên không thể bán cái điện thoại lúc đầu thỏa thuận và sẽ để cho tôi cái điện thoại khác với giá 5 triệu và yêu cầu gửi thêm cho anh ta 5 trăm tôi đã làm theo song sau khi nhận thêm 5 trăm anh ta vẫn không gửi điện thoại cho tôi và lí do vợ không chấp nhận bắt phải gửi thêm 1 triệu nữa không anh ta bán máy. Còn tôi yêu cầu gửi máy lên tôi sẽ gửi trả đủ song anh ta cứ vòng vo và không thực hiện yêu cầu mà còn dọa nêu tôi không gửi tiền thì anh sẽ bán máy và 3 tháng sau tôi mới nhận lại được số tiền đã đặt cọc. Tôi đang rất hoang mang không biết phải làm gì mong luật sư tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó
– Mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan: Đặc trưng của hành vi trong Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản. Ở đây người bán và bạn đã trao đổi về hàng, giá trị, số lượng, thời gian chuyển hàng, và các thông tin khác của hàng hóa, bạn có chuyển khoản tiền thì người bán lấy lý do để không gửi hàng. Tại thời điểm người bán nhận được tiền là thời điểm hoàn thành tội phạm
+ Giá trị tài sản: 3 triệu đồng
– Chủ quan: Lỗi cố ý. Có nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Ý thức chiếm đoạt có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản
– Khách thể: Xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản
– Chủ thể: người phạm tội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm theo quy định của Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 và có năng lực trách nhiệm hình sự
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn: Bạn muốn mua một chiếc điện thoại của một người, ban đầu thỏa thuận qua Facebook với giá 2.500.000 đồng và họ yêu cầu đặt cọc 1.000.000 đồng qua thẻ cào bạn đã thực hiện đúng như vậy, sau khoảng 1 tiếng anh ta bảo cần thanh toán hợp đồng và yêu cầu bạn gửi 1.500.000 đồng đến khi nhận máy thì chỉ trả tiền công gửi 100.000 đồng và bạn đã gửi nốt số tiền còn lại, đồng thời bạn có được hẹn sẽ nhận được điện thoại vào ngày hôn sau. Nhưng sáng hôm sau đối tượng có trao đổi lại với bạn không thể bán cái điện thoại lúc đầu thỏa thuận và sẽ để cho bạn cái điện thoại khác với giá 5.000.000 đồng và yêu cầu gửi thêm cho anh ta 500.000 đồng sau khi bạn gửi, đối tượng vẫn không gửi điện thoại cho với lí do vợ không chấp nhận bắt phải gửi thêm 1.000.000 đồng. Như vậy, trong trường hợp này người bán đã dùng thủ đoạn gian dối (bằng lời nói) đưa ra thông tin giả khiến bạn tin và giao tài sản (tiền) cho người bán, tổng số tiền bạn đưa cho đối tượng ở đây là 3.000.000 đồng. Người bán điện thoại sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Trong trường hợp này, bạn cần làm đơn tố cáo toàn bộ sự việc trên với cơ quan công an có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Bạn cần kèm theo các thông tin trao đổi qua lại giữa bạn và người kia trong những lần giao dịch trước và sau khi chuyển tiền, thông tin Facebook của người bán. Sau khi nhận được đơn tố cáo của anh bạn, cơ quan điều tra sẽ có trách nhiệm xác minh, điều tra các tài liệu liên quan và quyết định xem có khởi tố hình sự hay không.