Xử lý hành vi bạo lực gia đình như thế nào? Các hành vi bạo lực gia đình.
Xử lý hành vi bạo lực gia đình như thế nào? Các hành vi bạo lực gia đình.
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình cháu tư xưa dến nay, từ khi bố cháu cưới mẹ về dến nay cũng dược hơn 20 năm từ khi lấy mẹ cháu về làm vợ bố thương xuyên đánh, đập, hành hạ không có lý do. Thường ghen vớ vẫn, nhiều lần đuổi mẹ cháu ra khỏi nhà. Chỉ vì ghen là mẹ cháu cặp bồ với người khác, từ khi lấy mẹ về sau gần một năm là sinh ra cháu. Đến nay cháu đã dược 18 tuổi, thường xuyên uống rượu và đánh cháu không cho cháu đi học. Vì đánh đập mẹ nhiều nên mẹ phải bỏ đi làm ăn xa, nên bố đánh cháu và doạ cháu là nếu mẹ mày không về thì mày phải nghỉ học. Và còn nói mày không phải là con tau hắt hủi cháu. Trong vòng một tuần chửi và xúc phạm nhiều lần, đánh dập cháu bầm hết cả người. Và đuổi cháu ra khỏi nhà, không cho đi học và đến tận bây giờ đang học lớp 12 thường xuyên bắt cháu phải nghỉ học?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định các hành vi bạo lực gia đình như sau:
"Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng."
Theo như bạn trình bày, từ khi bố bạn cưới mẹ về đến nay cũng hơn 20 năm, từ khi lấy mẹ bạn về làm vợ, bố bạn thường xuyên đánh, đập, hành hạ mẹ bạn không có lý do, không cho bạn đi học thì đây là hành vi bạo lực gia đình theo quy định trên.
Đối với hành vi bạo lực gia đình của bố bạn, bố bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
>>> Luật sư tư vấn xử lý hành vi bạo lực gia đình: 1900.6568
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này."
"Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này."
"Điều 57. Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thường xuyên đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.”
Nếu đánh đập mẹ bạn và bạn gây tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 thì bố bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích.
Để đảm bảo quyền lợi cho mẹ bạn và bạn thì bạn hoặc mẹ bạn có thể làm đơn tường trình sự việc gửi tới Công an cấp xã nơi bố bạn đang sinh sống để yêu cầu giải quyết.