Hiện nay khi các doanh nghiệp thực hiện thủ tục phá sản đã tiến hành hoạt động tẩu tán tài sản của doanh nghiệp đó. Vậy thì, pháp luật quy định mức xử phạt như thế nào đối với các doanh nghiệp tẩu tán tài sản khi đã mở thủ tục phá sản?
Mục lục bài viết
- 1 1. Xử lý doanh nghiệp tẩu tán tài sản khi mở thủ tục phá sản:
- 2 2. Chủ thể nào có trách nhiệm ngăn chặn doanh nghiệp tẩu tán tài sản sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản?
- 3 3. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt doanh nghiệp tẩu tán tài sản sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản không?
1. Xử lý doanh nghiệp tẩu tán tài sản khi mở thủ tục phá sản:
1.1. Pháp luật về tài sản của doanh nghiệp phá sản:
Phá sản là một hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại khách quan trong nền kinh tế thị trường, nó không tồn tại trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Bởi lẽ trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung không có sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh. Khác với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, cơ chế thị trường tạo lập một sân chơi bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh do vậy hiện tượng cạnh tranh được diễn ra thường xuyên và rất gay gắt đòi hỏi các chủ thể này phải cố gắng để duy trì sự tồn tại của mình và tìm mọi cách để chiếm lĩnh thị trường. Trong số các chủ thể kinh doanh tồn tại một bộ phận không nhỏ những doanh nghiệp yếu kém làm ăn thua lỗ dẫn đến nợ nần chồng chất và mất khả năng thanh toán nợ, và sau đó thì phá sản. Theo quy định của pháp luật phá sản cụ thể là tại Luật Phá sản năm 2014 hiện nay thì có đưa ra khái niệm về “tài sản của doanh nghiệp” cụ thể như sau:
– Tài sản của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp vật thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp (trường hợp này sẽ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước), trong đó bao gồm:
– Tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp đang có ở doanh nghiệp, tiền hoặc tài sản góp vốn, liên doanh hoặc liên kết với cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức khác;
– Tiền hoặc tài sản của doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức doanh nghiệp khác đang nợ hoặc chiếm đoạt;
– Tài sản mà doanh nghiệp đang cho thuê hoặc cho mượn, và bao gồm các quyền về tài sản theo quy định của pháp luật.
– Tài sản của doanh nghiệp tư nhân còn bao gồm cả tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh.
1.2. Xử lý doanh nghiệp tẩu tán tài sản khi mở thủ tục phá sản:
Căn cứ điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 72 của
Thứ nhất, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể là doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản mà có một trong các hành vi sau:
– Doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản nhưng xuất hiện hành vi cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
– Doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản nhưng xuất hiện hành vi thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp quy định của pháp luật phá sản;
– Doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản nhưng xuất hiện hành vi từ bỏ quyền đòi nợ;
– Doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản nhưng xuất hiện hành vi chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp.
Thứ hai, biện pháp khắc phục hậu quả có thể áp dụng trong trường hợp này là: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, có ghi nhận thêm: Mức phạt tiền quy định tại Điều luật nêu trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, còn đối với trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, doanh nghiệp có hành vi tẩu tán tài sản sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng theo quy định phân tích bên trên.
2. Chủ thể nào có trách nhiệm ngăn chặn doanh nghiệp tẩu tán tài sản sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản?
Theo điểm c khoản 1 Điều 16 Luật Phá sản năm 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể là quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, cụ thể như sau:
Thứ nhất, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có nghĩa vụ quản lý tài sản cũng như giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, bao gồm:
– Tiến hành hoạt động trong việc xác minh và quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;
– Tiến hành hoạt động trong việc lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;
– Tiến hành hoạt động trong việc bảo quản tài sản; ngăn chặn việc chuyển giao tài sản trái quy định của pháp luật mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tiến hành hoạt động tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp khi thanh lý tài sản;
– Tiến hành hoạt động trong việc giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phá sản;
– Tiến hành hoạt động trong việc được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;
– Tiến hành hoạt động trong việc đề xuất với chủ thể có thẩm quyền đó là Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp để bảo đảm chi phí phá sản;
– Tiến hành hoạt động trong việc bán tài sản theo quyết định của chủ thể có thẩm quyền đó là Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;
– Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;
– Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.
Thứ hai, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền đại diện cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không có người đại diện theo pháp luật.
Thứ ba, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có nghĩa vụ báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Như vậy, theo đó thì, người có trách nhiệm ngăn chặn doanh nghiệp tẩu tán tài sản sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thuộc về chủ thể có thẩm quyền đó là: Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
3. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt doanh nghiệp tẩu tán tài sản sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản không?
Căn cứ khoản 5 Điều 88 của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp và hợp tác xã, có quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án các cấp như sau:
– Chủ thể có thẩm quyền là thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 66, 67, 69 và 71; khoản 1 Điều 73; các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp và hợp tác xã;
– Chủ thể có thẩm quyền là chánh án Tòa án cấp huyện xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 66, 67, 69 và 71; khoản 1 Điều 73; khoản 1 Điều 75; Điều 76 và Điều 77 của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp và hợp tác xã;
– Chủ thể có thẩm quyền là chánh án Tòa án cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 56, 57, 66, 67, 69, 71, 72, 73, 75, 76 và 77; điểm s khoản 2 và điểm s khoản 3 Điều 81 của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp và hợp tác xã.
Như vậy, theo đó, dựa trên quy định về việc phân định thẩm quyền xử phạt, thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản không có quyền xử phạt doanh nghiệp tẩu tán tài sản sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Phá sản năm 2014;
– Nghị định số 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.