Việc xác minh điều kiện thi hành án hiện nay có rất nhiều tồn tại, hạn chế, vướng mắc cả về quy định pháp luật lẫn thực tiễn dẫn đến những thiếu sót. Vậy xử lý chấp hành viên không xác minh điều kiện thi hành án.
Mục lục bài viết
1. Xử lý chấp hành viên không xác minh điều kiện thi hành án:
Theo quy định tại Điều 44a Luật thi hành án dân sự 2008 được bổ sung bởi Khoản 18 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự 2014 sửa đổi bổ sung 2022 thì thực hiện xác định việc chưa có điều kiện thi hành án dân sự như sau:
– Căn cứ vào kết quả xác minh điều kiện thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sẽ có trách nhiệm ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người phải thi hành án không có đủ thu nhập hoặc có thu nhập nhưng chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để tiến hành thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án;
+ Người phải thi hành án phải thi hành có nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được; phải trả giấy tờ nhưng giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được mà đương sự không có thỏa thuận khác;
+ Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng.
– Thông tin liên quan về tên, địa chỉ, nghĩa vụ phải thi hành của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành được đăng tải trên trang thông tin điện tử về thi hành án dân sự và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xác minh để niêm yết.
-Khi người phải thi hành án mà có điều kiện thi hành thì cơ quan thi hành án phải tổ chức thi hành.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì căn cứ kết quả xác minh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định chưa có điều kiện thi hành án trong các trường hợp người phải thi hành án không có khả năng chi trả, không xác định được nơi cư trú hoặc vật phải trả lại không còn. Đồng thời thông tin về người phải thi hành án được công khai trên trang thông tin điện tử và gửi cho địa phương. Khi có điều kiện, cơ quan thi hành án phải tổ chức thi hành.
2. Quy định về thực hiện việc xác định điều kiện thi hành án dân sự:
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 17 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự 2014 sửa đổi bổ sung 2022 thì việc xác định điều kiện thi hành án dân sự thực hiện như sau:
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án vẫn không tự nguyện thực hiện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay.
– Đối với trường hợp người phải thi hành án vẫn chưa có đủ điều kiện để thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án;
– Trong trường hợp người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần.
– Sau 02 lần xác minh nhưng mà người phải thi hành án vẫn chưa có đẩy đủ điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại sẽ được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
– Cơ quan thi hành án dân sự vẫn có thể ủy quyền cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, cư trú, làm việc hoặc có trụ sở để xác minh điều kiện thi hành án.
– Khi xác minh điều kiện thi hành án, thì Chấp hành viên có trách nhiệm sau đây:
+ Xuất trình thẻ Chấp hành viên;
+ Tiến hành xác minh cụ thể tài sản, thu nhập, các điều kiện khác để thi hành án; đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm thì còn phải xác minh tại cơ quan có chức năng đăng ký tài sản, giao dịch đó;
+ Trong trường hợp xác minh bằng văn bản thì văn bản yêu cầu xác minh phải nêu rõ nội dung xác minh và các thông tin cần thiết khác;
+ Đối với trường hợp người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức thì Chấp hành viên trực tiếp xem xét tài sản, sổ sách quản lý vốn, tài sản; xác minh tại cơ quan, tổ chức khác có liên quan đang quản lý, bảo quản, lưu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của người phải thi hành án;
+ Yêu cầu đến cơ quan chuyên môn hoặc mời, thuê chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh trong trường hợp cần thiết;
+ Lập biên bản để thể hiện đầy đủ kết quả xác minh có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi tiến hành xác minh.
– Người được thi hành án vẫn có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án, cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự.
– Trrong trường hợp Chấp hành viên thấy cần thiết hoặc kết quả xác minh của Chấp hành viên và người được thi hành án khác nhau hoặc có kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thì phải xác minh lại.
– Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xác minh điều kiện thi hành án:
+ Cơ quan, tổ chức, công chức tư pháp – hộ tịch, địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường, cán bộ, công chức cấp xã khác và cá nhân có liên quan thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin đã cung cấp;
+ Bảo hiểm xã hội, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án có trách nhiệm cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; ký vào biên bản trong trường hợp Chấp hành viên xác minh trực tiếp hoặc trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Chấp hành viên, đối với thông tin về tài khoản thì phải cung cấp ngay;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án và có trách nhiệm cung cấp thông tin khi người được thi hành án hoặc người đại diện theo ủy quyền của người được thi hành án có yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối cung cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
– Đối với trường hợp người được thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thanh toán các chi phí phát sinh, trường hợp gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Như vậy căn cứ theo quy định được nêu trên thì trong vòng 10 ngày kể từ khi hết thời hạn tự nguyện để thi hành án, Chấp hành viên sẽ tiến hành xác minh cụ thể về tài sản, thu nhập và các điều kiện khác của người phải thi hành án. Người phải thi hành án có trách nhiệm kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin để phục vụ cho công việc xác minh. Người được thi hành án cũng có quyền tự xác minh hoặc cung cấp thông tin để hỗ trợ quá trình xác minh của Chấp hành viên. Các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm phân phối cung cấp thông tin chính xác theo yêu cầu của chấp hành viên. Quá trình xác minh việc thi hành án dân sự phải đúng đối tượng, đúng pháp luật.
3. Chi phí xác minh điều kiện thi hành án hiện nay:
– Theo quy định hiện nay tại Điểm b Khoản 3 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự thì ngân sách nhà nước trả chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp chi phí xác minh điều kiện thi hành án.
Như vậy, trong trường hợp nếu bị đơn không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án hoặc chị có thể tự mình hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc xác minh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung 2022.