Xử lý tài sản đang có tranh chấp để tiến hành thi hành án dân sự là gì? Quy định về xử lý tài sản đang có tranh chấp để tiến hành thi hành án dân sự? Tài sản đang tranh chấp có được kê biên không?
Hiện nay, nhằm mục đích để bảo đảm các chủ thể thực thi pháp luật, ngoài các phương thức giáo dục, thuyết phục để mọi đối tượng có thể tự giác tuân thủ, các quy tắc của xã hội thì việc sử dụng sức mạnh cưỡng chế bằng pháp luật của Nhà nước có những vai trò đặc biệt quan trọng. Trong quá trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành thi hành án dân sự thì đã sử dụng các biện pháp cưỡng chế đối với tài sản thi hành án để bảo đảm cho quyền lực nhà nước được thực hiện bởi biện pháp nhất định và do chủ thể có thẩm quyền tiến hành. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tài sản của người phải thi hành án bị cưỡng chế để thi hành án lại có người khác tranh chấp gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thi hành án của Nhà nước. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định của pháp luật về xử lý tài sản đang có tranh chấp để tiến hành thi hành án dân sự.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Xử lý tài sản đang có tranh chấp để tiến hành thi hành án dân sự là gì?
Trước tiên, chúng ta có thể hiểu tài sản đang tranh chấp là một tài sản đang có hai hay nhiều người cùng xác nhận quyền của mình đối với tài sản đó và phủ định quyền của các chủ thể khác đối với tài sản này. Trên thực tế, tài sản đang tranh chấp hiện không rõ thuộc về người nào và việc xác định quyền của các chủ thể đối với tài sản cần thông qua một quá trình giải quyết cụ thể tai cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đó có thể là các tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản hoặc là tranh chấp về chia di sản thừa kế, tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng hay nhiều loại tranh chấp khác.
Cưỡng chế thi hành án dân sự được hiểu là việc các chủ thể có thẩm quyền bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước để thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đối với các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ. Việc cưỡng chế thi hành án dân sự của các chủ thể là để nhằm bảo đảm thi hành án trên thực tế các quyền, nghĩa vụ đã được xác định trong bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Cưỡng chế thi hành án dân sự có thể được xem là một quan hệ pháp luật, một chế định quan trọng của pháp luật pháp luật hay một hoạt động áp dụng pháp luật trong thực tiễn.
Thi hành án dân sự được hiểu là một thủ tục tổ tụng tư pháp do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiến hành để thi hành bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước, tổ chức khác đã có hiệu lực pháp luật do pháp luật quy định nhằm mục đích để bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thực tế giải quyết vụ án dân sự.
Như vậy, ta có thể hiểu đơn giản thì xử lý tài sản đang có tranh chấp để tiến hành thi hành án dân sự là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với tài sản bị cưỡng chế thi hành án dân sự của các chủ thể có nghĩa vụ và tài sản này hiện đang có tranh chấp giữa các bên cụ thể hai hay nhiều người cùng xác nhận quyền của mình đối với tài sản đó và phủ định quyền của các chủ thể khác đối với tài sản này.
2. Quy định về xử lý tài sản đang có tranh chấp để tiến hành thi hành án dân sự:
Tại Điều 75 của Luật thi hành án dân sự được sử đổi, bổ sung năm 2014 quy định nội dung như sau:
– Trong trường hợp tài sản của các chủ thể là người phải thi hành án bị cưỡng chế để thi hành án mà có người khác tranh chấp đối với tài sản này thì Chấp hành viên có trách nhiệm phải
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà các đương sự, các chủ thể là người có tranh chấp khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì việc xử lý tài sản sẽ được thực hiện theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà các đương sự, các chủ thể là người có tranh chấp không khởi kiện tại Tòa án hoặc không đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì chấp hành viên vẫn xử lý tài sản để thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự được sử đổi, bổ sung năm 2014.
– Đối với trường hợp khi có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên sẽ có nghĩa vụ phải thông báo cho các chủ thể là người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.
Khi đã hết thời hạn mười năm ngày, kể từ ngày được thông báo mà các chủ thể là người được thi hành án không yêu cầu thì chấp hành viên sẽ yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
– Trong trường hợp Chấp hành viên yêu cầu Tòa án giải quyết các việc quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật thi hành án dân sự được sử đổi, bổ sung năm 2014 và khoản 1, khoản 2 Điều 75 thi hành án dân sự được sử đổi, bổ sung năm 2014 để thi hành án thì không phải chịu án phí, lệ phí Tòa án.
Theo quy định khoản 1 Điều 75 thi hành án dân sự được sử đổi, bổ sung năm 2014 thì đối với trường hợp tài sản của người phải thi hành án bị cưỡng chế thi hành án mà có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên có nghĩa vụ phải thông báo cho đương sự, người có tranh chấp về quyền của họ được khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Các đương sự hay những người có tranh chấp khởi kiện tại Tòa án trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày được Chấp hành viên thông báo hợp lệ. Sau khi khởi kiện tranh chấp thì việc xử lý tài sản sẽ dựa theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp đương sự, người có tranh chấp không khởi kiện thì Chấp hành viên sẽ xử lý tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật hiện hành.
Khi có các căn cứ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định các giao dịch liên quan đến tài sản phải thi hành án nhằm mục đích để các chủ thể trốn tránh nghĩa vụ thi hành án dân sự thì chấp hành viên sẽ có nghĩa vụ phải thông báo cho các chủ thể là người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó. Trong thời hạn mười năm ngày kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không thực hiện một trong hai hành vi trên thì chấp hành hành viên sẽ trực tiếp yêu cầu Tòa tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ đó theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế xử lý tài sản chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ thể hiện tài sản đó là tài sản của người phải thi hành án, có thể họ đang trực tiếp quản lý sử dụng hay do người thứ ba quản lý sử dụng nhưng về mặt pháp lý tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án. Thực tiễn công tác thi hành án cho thấy khi xử lý tài sản của người phải thi hành án mà có tranh chấp thì Chấp hành viên phải thông báo cho các bên liên quan biết quyền khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết để xác định quyền sở hữu của các bên. Việc này giúp xác định lại một cách chính xác tài sản bị kê biên là của người phải thi hành án đồng thời tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của những người có liên quan.
Đồng thời tại khoản 12 13 Điều 26 của
“12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.”
Ngoài ra, theo khoản 9 Điều 27 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:
“Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự”.
Như vậy, Toà án có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
3. Tài sản đang tranh chấp có được kê biên không?
Kê biên tài sản đang tranh chấp theo quy định của Điều 120
Trình tự, thủ tục kê biên tài sản đang tranh chấp theo quy định của Luật thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Trước khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành kê biên tài sản là bất động sản, Chấp hành viên sẽ phải thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong thời hạn ba ngày trừ các trường hợp phải hành động ngay lập tức nếu có căn cứ cho rằng chủ thể đó đang tẩu tấn, hủy hoại tài sản.
Bước 2: Các chủ thể là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải có mặt khi Chấp hành viên tiến hành kê biên tài sản, trường hợp không có mặt vì lý do chính đáng phải ủy quyền cho người khác. Trong trường hợp các bên cố tình vắng mặt thì chấp hành viên sẽ phải mời các chủ thể là người làm chứng hoặc nếu không có người làm chứng thì chấp hành viên sẽ có quyền tự thực hiện nhưng phải ghi rõ vào biên bản kê biên theo đúng quy định. Trình tự thủ tục kê biên tài sản chi tiết sẽ được áp dụng đối với từng đối tượng tài sản cụ thể cần phải kê biên theo quy định từ Điều 89 đến Điều 97 Luật thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014.