Hình thức xử phạt tại các doanh nghiệp, đơn vị công lập là một trong những vấn đề được nhiều người lao động quan tâm. Hiện nay, để đảm bảo quyền lợi của người lao động và chủ doanh nghiệp pháp luật nước ta quy định hình thức xử lý kỷ luật khá đa dạng và phù hợp với từng mức độ vi phạm của người lao động.
Mục lục bài viết
1. Xóa kỷ luật là gì?
Kỷ luật là một hình thức xử phạt được áp dụng trong lao động đối với người lao động khi có hành vi vi phạm
- Khiến trách;
- Cảnh cáo;
- Buộc thôi việc
- Cách chức
- Bãi nhiệm;
- Hạ bậc lương;
- Giáng chức;
Theo đó, “xóa kỷ luật” được hiểu là hình thức kỷ luật đã được áp dụng trước đó để xử lý hành vi vi phạm của người lao động được chấm dứt sau khoảng thời gian quy định nếu người này không tiếp tục vi phạm và hoặc vi phạm nhưng không bị áp dụng hình thức kỷ luật.
Xóa kỷ luật được dịch sang tiếng anh như sau: Remove discipline
Khái niệm về xóa kỷ luật được dịch sang tiếng anh như sau:
Disciplinary removal is understood as a form of discipline previously applied to handle violations of an employee, which is terminated after a specified period of time if this person does not continue to violate and or violates but does not be subject to disciplinary action.
2. Thời gian xóa kỷ luật đối với lao động, công chức, viên chức:
Xóa kỷ luật là một trong những vấn đề được người lao động, cán bộ, công chức, viên chức quan tâm bởi ảnh hưởng đến những quyền lợi được hưởng.
2.1. Đối với người lao động:
Căn cứ theo quy đinh tại Điều 126 của
– Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức sau 03 năm kể từ ngày bị xử lý, nếu không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì đương nhiên được xóa kỷ luật.
– Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ thì có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.
Như vậy, thời hạn để có thể được áp dụng xóa kỷ luật sẽ phụ thuộc vào việc chủ doanh nghiệp hay người đứng đầu đơn vị ban hành quyết định áp dụng loại hình thức nào và thời hạn kỷ luật bao nhiêu thì có thể được xem xét và xóa kỷ luật hoặc giảm thời hạn xóa kỷ luật. Nhìn chung thì để có được xem xét hay không thì phụ thuộc vào sự thể hiện của nhân viên.
2.2. Đối với cán bộ, công chức và viên chức:
Hiện nay theo quy định của pháp luật thì chưa có văn bản nào đưa ra quy định về thời hạn được xóa kỷ luật đối với công chức, viên chức hay cán bộ. Điều này có thể cho thấy pháp luật nước ta đang quản lý rất chặt chẽ, nghiêm khắc về vấn đề vi phạm của cán bộ, công chức và viên chức khi bị xử lý kỷ luật sẽ không được xóa kỷ luật. Thay vào đó, pháp luật nước ta quy định chi tiết về thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức và viên chức. Cụ thể:
Một, đối với cán bộ, công chức
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức thực hiện theo Điều 80 Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Cán bộ, công chức và
– Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì viên chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Tuy nhiên, đối với các hành vi vi phạm đối với cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải luật bằng hình thức kha trừ, hoặc có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ hoặc có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại và sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp thì thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
+ 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
+ 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định trên.
– Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
+ Viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
+ Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ như làm lộ thông tin nội bộ,..
+ Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại như có hành vi bỏ nhiệm vụ được giao hoặc hoàn thành không đúng nhiệm vụ được giao làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia…
+ Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
- Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
- Trường hợp viên chức đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức để xem xét xử lý kỷ luật.
Như vậy, thời hạn xóa kỷ luật đối với cán bộ, công chức hiện nay chưa có quy định đối với trường hợp này. Thay vào đó chỉ có quy định đối với thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi để quy định thời hiệu áp dụng. Và theo như quy định này thì đối với những hành vi vi phạm của cán bộ công chức sau 02 năm hoặc 05 năm như quy định trên thì khi qua khoảng thời gian này cá nhân cán bộ, công chức không phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm của mình gây ra trừ một số trường hợp hành vi vi phạm cực kỳ nghiêm trọng gây hậu quả nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia thì sẽ không áp dụng thời hiệu để xử lý. Điều này cho thấy pháp luật nước ta đã quy định rất chặt chẽ và chi tiết đối với từng hành vi vi phạm khi đã gây ra hậu quả thì điều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, đồng thời làm gương cho những cá nhân hay tổ chức khác.
Hai, đối với viên chức
– Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức thực hiện theo Điều 53 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì viên chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Trừ trường hợp quy định đối với những hành vi vi phạm không áp dụng thời hiệu để xử lý, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
+ 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
+ 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định trên.
– Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
+ Viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
+ Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
+ Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
+ Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
– Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
- Trường hợp viên chức đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức để xem xét xử lý kỷ luật.
Như vậy, đối với những hành vi vi phạm của viên chức cũng sẽ không được áp dụng thời hiểu xóa kỷ luật. Bởi lẽ việc kỷ luật được sử dụng để đánh giá cho những hoạt động làm việc, khen thưởng, thi đua sau này của người làm trong bộ máy nhà nước, đơn vị công lập. Việc đánh giá thi đua, khen thưởng, thăng chức, nâng bậc lương đều sẽ phải dựa vào những thông tin trong quá trình làm việc trước đây của họ, do đó điều này có vai trò rất quan trọng đối với bản thân mỗi cá nhân và cơ quan tổ chức. Chính vì vậy mà hiện nay đối với trường hợp xử lý ký luật của cán bộ, công chức và viên chức