Xóa án tích hiện được chia làm 3 dạng: Đương nhiên xóa án tích, xóa án tích theo quyết định của Tòa án, xóa án tích trong các trường hợp đặc biệt. Dưới đây là phân tích các quy định của pháp luật về trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án.
Mục lục bài viết
1. Cách tính thời hạn để xóa án tích theo quyết định của Tòa án :
Theo quy định tại Điều 73
– Thời hạn để xóa án tích quy đinh tại Điều 71 Bộ luật hình sự là căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên. Quy định này nhằm tránh việc hiểu không đúng về một số loại hình phạt vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung như: phạt tiền, trục xuất. Khi áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 73 Bộ luật hình sự cần chú ý là thời hạn để xoá án tích được căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên, mà không căn cứ vào hình phạt bổ sung; thời hạn đó bắt đầu được tính kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án, chứ không phải bắt đầu được tính kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính.
Bộ luật hình sự không quy định xóa án tích cho người bị phạt trục xuất, vì người bị phạt trục xuất là người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam, khi dã thi hành hình phạt trục xuất cũng là lúc họ rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, nên việc xóa án đối với họ không còn ý nghĩa nữa. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử xảy ra nhưng về lý thuyết, người bị phạt trục xuất, sau đó họ có thể trở lại Việt Nam và tiếp tục phạm tội thì việc tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm đối với họ như thế nào? Đây là vấn đề cần được nghiên cứu hướng dẫn hoặc bổ sung.
– Nếu chưa được xóa án tích mà phạm tội mới, thì thời hạn để xóa án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới. Được coi là chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết khác của bản án trong các trường hợp sau đây: Người bị kết án tự mình đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án;
– Người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, còn các quyết định về tài sản trong bản án hình sự đã có người nộp thay cho người bị kết án (người thân của người bị kết án đã bồi thường thay, đã nộp tiền án phí, tiền phạt… thay cho người bị kết án hoặc người cùng người bị kết án phải liên đới bồi thường đã bồi thường đủ toàn bộ theo quyết định của bản án);
Người bị xử phạt tù, nhưng được hưởng án treo đã chấp hành xong thời gian thử thách, trong trường hợp đã chấp hành xong hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án.
Điều luật quy định là “từ khi chấp hành xong bản án” chứ không phải chấp hành xong hình phạt, do đó khi xác định có thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án hay không phải xác minh xem người bị kết án đã chấp hành xong bản án hay chưa? Chấp hành xong bản án là chấp hành tất cả các quyết định của
2. Điều kiện được xóa án tích theo quyết định của tòa án:
Tại Điều 71
– Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định các tội về xâm phạm an ninh quốc gia như xâm phạm an ninh lãnh thổ, khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,….. và tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh như gây chiến tranh xâm lược, tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê, làm lính đánh thuê…..của Bộ luật. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 71 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
– Người bị kết án được Tòa án quyết định việc xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn: 01 năm đối với trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm được xóa án tích trong 03 năm; trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm thì thời hạn xóa án tích là 05 năm và 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 thì Tòa án quyết định việc xóa án tích từ khi người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
– Đối với trường hợp người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích.
Theo đó, Toà án quyết định việc xoá án tích đối với những người đã bị kết án về các tội: Tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội phá hoại hòa bình, chống lại loại người và tội phạm chiến tranh nhưng những đối tượng này phải bảo đảm về thời gian đã chấp hành án đã kết thúc.
3. Chưa xóa án tích mà tiếp tục phạm tội áp dụng khung hình phạt thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có người nhà từng bị đi tù 3 năm 6 tháng về tội cướp giật tài sản, ra tù lúc tháng 8 năm 2015, bây giờ lại bị bắt về tội cướp giật tài sản của người nước ngoài, giá trị tài sản là khoảng mười mấy triệu việt nam đồng và tài sản cũng đã trả lại cho người bị hại rồi ah. Xin cho tôi hỏi là bây giời người nhà tôi sẽ bị kêu án bao nhiêu năm tù vây ah?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 168,
“Điều 168. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
…..
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 171. Tội cướp giật tài sản.
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
…..
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng..”
Theo đó cướp tài sản là người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau đây:
+) Hành vi dùng vũ lực: là hành động dùng sức mạnh vật chất để tác động vào cơ thể của nạn nhân như đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém… nhằm chiếm đoạt tài sản.
+) Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe doạ người bị hại nếu không đưa tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện ngay.
+) Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được: là hành vi khác không phải hành vi dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng lại làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
Khác với tội cướp tài sản, người thực hiện hành vi cướp giật tài sản không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc dùng hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được; mà lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi nhanh chóng tẩu thoát. Hành vi cướp giật tài sản có những đặc điểm sau:
+) Tính chất công khai: thể hiện ở chỗ người phạm tội không giấu diếm hành vi phạm tội của mình, trước, trong hoặc ngay sau khi bị mất tài sản người bị hại biết ngay người giật tài sản của mình.
+) Tính nhanh chóng: hành vi cướp giật tài sản là giằng mạnh lấy tài sản về mình một cách nhanh chóng. Hành vi này diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn.
Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Những trường hợp được coi là tái phạm nguy hiểm là: Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.
Trong trường hợp này nếu người tiến hành thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự để lấy tài sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản và khi xét xử sẽ bị áp dụng khung hình phạt tăng nặng vì đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản với mức hình phạt là 3 năm 6 tháng quy định tại Điểm h, Khoản 1, Điều 52, Bộ luật hình sự về áp dụng khung hình phạt tăng nặng đối với phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 168 Bộ luật hình sự và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền với mức phạt từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Nếu người tiến hành không thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc làm cho người khác lâm vào tình trạng không thể chống cự để lấy tài sản mà lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi nhanh chóng tẩu thoát thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản và khi xét xử sẽ bị áp dụng khung hình phạt tăng nặng đối với hành vì đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản với mức hình phạt là 3 năm 6 tháng.