Việc xóa án tích đối với pháp nhân thương mại hiện nay chưa được quy định rõ ràng. Nhưng trong pháp luật hình sự đề cập đến việc pháp nhân thương mại được đương nhiên xóa án tích. Vậy còn những quy định nào khác quy định về việc xóa án tích đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
Mục lục bài viết
1. Xóa án tích là gì?
Xóa án tích là việc một người đã bị kết án về một tội phạm. Đã chấp hành xong các hình phạt và các điều kiện về xóa án tích thì được xóa án tích theo quy định của luật. Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.
Chế định xóa án tích được quy định trong Bộ luật Hình sự xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Việt Nam và nhằm khuyến khích người bị kết án chấp hành nghiêm chỉnh bản án và tuân thủ pháp luật sau khi đã chấp hành xong bản án, thực sự trở thành người có ích cho xã hội . Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án. Khi một người được xóa án tích phạm tội mới thì Tòa án không được căn cứ vào tiền án đã được xóa án tích để xác định là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm
Có 3 trường hợp được xóa án tích bao gồm:
– Đương nhiên được xóa án tích
– Xóa án tích theo quyết định của Tòa án
– Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt
Đương nhiên được xóa án tích là trường hợp xóa án tích mà không cần có sự xem xét quyết định của tòa án. Đây cũng là trường hợp thông thường của việc xóa án tích. So với quy định của
Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích: Theo Điều 70 Bộ luật Hình sự đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với tất cả người bị kết án , trừ người bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia Chương XIII Bộ luật Hình sự ) và các tội phá hoại hòa bình, chống loại người và tội phạm chiến tranh ( Chương XXVI Bộ luật Hình sự ) khi người này chấp hành xong được các điều kiện ở hai trường hợp sau:
+ Trường hợp từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản ấn và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây :
a ) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b ) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c ) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d ) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án . Trường hợp người bị kết án phải chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định , trước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành các hình phạt bổ sung đó dài hơn thời hạn quy định nêu trên thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung .
+ Trường hợp từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn tương ứng ở trên cơ quan quản lí cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích cho người bị kết án đủ điều kiện được đương nhiên xóa án tích. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự thì cơ quan quản lí cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích khoản 1 Điều 369
2. Xóa án tích đối với pháp nhân phạm tội:
Điều 89,
“Pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội”
Pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích Cùng với việc bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại,
Việc cấp giấy chứng nhận pháp nhân thương mại đã được Tóa án tích thuộc thẩm quyền của chánh án tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của pháp nhân thương mại bị kết án và xét thấy có đủ điều kiện được đương nhiên xóa án tích thì chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án cấp giấy chứng nhận pháp nhân đã được xóa án tích ( Điều 446
Như vậy, từ những quy định bên trên ta có thể thấy rằng pháp nhân thương mại sẽ không có án tích và được đương nhiên xóa án tích theo quy định của pháp luật Hình sự. Và Hiện nay chưa có trường hợp nào ghi nhận án tích của pháp nhân thương mại.
3. Căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân phạm tội:
Căn cứ theo quy định tại Điều 75
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khi pháp nhân thương mại phạm tội cũng sẽ bị áp dụng các biện pháp tư pháp và Tòa án sẽ ra quyết định hình phạt đối với những hành vi phạm tội đó theo quy định của
Tại Điều 83, Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 201 quy định về Căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại và các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại.”
Theo quy định này , các căn cứ quyết định hình phạt đối với – pháp nhân thương mại bao gồm :
-Các quy định của Bộ luật Hình sự;
-Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ;
-Việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại ;
-Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng Trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại .
Như vậy, các căn cứ thứ nhất, thứ hai và thứ tư của quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại có nội dung giống như các căn cứ quyết định hình phạt tương ứng đối với những hành vi vi phạm của pháp nhân phạm tội.
Việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại: Khi quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại, toà án còn phải căn cứ vào việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại trong cả quá trình từ trước đến khi bị coi là chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Xem xét việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại chủ yếu nhằm xác định khả năng đạt được mục đích của hình phạt cũng như của các biện pháp xử lí khác đối với pháp nhân thương mại .
Căn cứ vào từng trường hợp phạm tội cụ thể, Tòa án có thể quyết định buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả của tội phạm:
– Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
– Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
– Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm;
– Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật;
– Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
– Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường.
Như vậy có thể thấy Tòa án sẽ áp dụng những biện pháp tư pháp đối với những hành vi mà phạm nhân phạm tội. Tòa án có thể quyết định áp dụng biện pháp tư pháp buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi phạm tội của mình gây ra. Và trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 cũng quy định rất rõ ràng những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ đối với việc quyết định hình phạt khi các pháp nhân thương mại phạm tội.
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.