Nghỉ không lương là một chế độ nằm ngoài các quy định về phúc lợi của công ty, chế độ nghỉ không lương hiện nay đã trở nên vô cùng phổ biến với người lao động. Nhiều người thắc mắc: Xin nghỉ không lương trước thời gian thai sản có được hay không?
Mục lục bài viết
1. Xin nghỉ không lương trước thời gian thai sản được không?
1.1. Những trường hợp người lao động được xin nghỉ không lương:
Căn cứ theo quy định tại Điều 115 của
– Ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại, anh chị em ruột của người lao động qua đời;
– Cha hoặc mẹ của người lao động kết hôn;
– Anh chị em ruột của người lao động kết hôn;
– Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không lương căn cứ theo quy định tại khoản 3 của Điều 115
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại khoản 1 của Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 thì người lao động sẽ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương nhưng cần phải tiến hành hoạt động thông báo với người sử dụng lao động trong những trường hợp cơ bản sau đây:
– Người lao động kết hôn sẽ được nghỉ 3 ngày;
– Con đẻ hoặc con nuôi của người lao động kết hôn sẽ được nghỉ 1 ngày;
– Cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người lao động qua đời thì sẽ được nghỉ 03 ngày.
Tiền lương căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương nêu trên sẽ được xác định là tiền lương theo
1.2. Người lao động có được nghỉ không lương trước thời gian thai sản không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 115 của Bộ luật lao động năm 2019 theo như phân tích ở trên thì pháp luật lao động hiện nay đã cho phép người lao động được nghỉ không lương vì bất cứ lý do gì, tuy nhiên cần phải tiến hành hoạt động thông báo với người sử dụng lao động và được người sử dụng lao động đồng ý. Trong trường hợp này thì người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với nhau về thời gian nghỉ không lương của người lao động mà pháp luật không có bất cứ giới hạn nào.
Theo đó thì có thể nói, nếu được phía người sử dụng lao động đồng ý thì người lao động có thể nghỉ không lương trước thời gian hưởng thai sản theo quy định của pháp luật. Hành vi này được đánh giá là phù hợp và không trái quy định của pháp luật về lao động. Thời gian nghỉ không lương được thực hiện theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và không hạn chế số này khi người lao động xin nghỉ không lương trước thời gian thai sản. Tuy nhiên nếu nghỉ không lương trước thời gian thai sản quá sớm thì người lao động sẽ có một số rủi ro. Đó là người lao động có thể sẽ không tích lũy đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để xem xét hưởng
– Trong trường hợp mang thai thông thường thì người lao động nữ phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con;
– Trong trường hợp quá trình mang thai phải tuần nghỉ dưỡng thai theo quy định của cơ sở khám chữa bệnh thì người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên, và đồng thời phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh.
Do vậy dù nghỉ nhiều ngày hay ít ngày trước thời gian nghỉ thai sản, người lao động cũng cần phải tích lũy thời gian đủ để đóng bảo hiểm xã hội theo quy định nêu trên để đảm bảo sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
2. Nghỉ không lương có được hưởng chế độ thai sản không?
Căn cứ theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 hiện nay thì không có quy định về việc nghỉ không lương có được hưởng chế độ thai sản hay không, mà pháp luật hiện nay chỉ có quy định về các điều kiện để người lao động có thể được hưởng chế độ thai sản. Theo đó thì để được hưởng chế độ thai sản người lao động cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Vì vậy những người lao động nghỉ không lương nhưng vẫn đáp ứng được các điều kiện để đồ hưởng thai sản theo quy định của pháp luật thì vẫn sẽ được hưởng chế độ thai sản. Có thể kể đến những đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Lao động nữ mang thai theo quy định của pháp luật luật lao động nữ sinh con;
– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ hợp pháp;
– Lao động nữ đặt vòng tránh thai hoặc lao động nữ thực hiện biện pháp triệt sản trên thực tế;
– Lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi theo quy định của pháp luật;
– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con trên thực tế.
Ngoài ra người lao động còn phải đáp ứng thêm một số điều kiện khác, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc trước khi nhận nuôi con nuôi. Hoặc người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải về nghỉ dưỡng theo điều kiện của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con. người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn chế độ hưởng chế độ thai sản.
Như vậy có thể nói, nếu trong trường hợp người lao động nghỉ không lương trước thời gian thai sản nhưng vẫn đáp ứng được điều kiện như trên thì vẫn sẽ được hưởng chế độ thai sản. Còn đối với trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện thì người lao động sẽ không được hưởng chế độ thai sản.
3. Một số lưu ý khi xin nghỉ không lương trước thời gian thai sản:
Theo như phân tích ở trên thì người lao động được phép xin nghỉ không lương trước thời gian thai sản. Tuy nhiên trong quá trình xin nghỉ không lương trước thời gian thai sản với người sử dụng lao động thì cần phải lưu ý một số điểm sau đây:
Thứ nhất, xác định rõ rủi ro có thể xảy ra. Cần phải tính toán về mức độ ảnh hưởng và thời gian nghỉ không lương gây ra cùng với hệ quả của nó, dù tích cực hay tiêu cực thì cũng đều phải đặt lên bàn cân để xem xét.
Thứ hai, dự phòng trước nguy cơ bị từ chối. Người sử dụng lao động hoàn toàn có thể từ chối nhưng chúng ta cần phải dự trước được điều này để có thể giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng một câu trả lời thuyết phục. Ví dụ như cung cấp những bằng chứng chứng cứ để minh chứng cho lý giải của mình, cung cấp cho người sử dụng lao động thông tin về khoa học mà bạn đang định tham gia, bày tỏ tình trạng mất cân bằng trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến hiệu suất trong công việc của bạn và bạn cần phải có thời gian nghỉ ngơi, chứng minh cho người sử dụng lao động về tình trạng của thai nhi theo ý kiến và theo chỉ dẫn của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền …
Thứ ba, lựa chọn thời điểm phù hợp để xin nghỉ không lương. Vì đây là một cuộc thương lượng cho nên cần tìm thời điểm hợp lý để nâng cao khả năng thành công và đồng ý của người sử dụng lao động. Hãy chuẩn bị phương án dự phòng là một khoảng thời gian khác mà bạn có thể sắp xếp được. Để nếu sếp bạn đồng ý nhưng đề nghị thời gian khác thích hợp hơn, thì bạn có thể linh động và phản ứng nhanh để đề xuất luôn. Mặt khác, hãy hỏi sếp lý do nên dời khoảng nghỉ phép, có thể sắp có một hợp đồng lớn, một dự án hoặc đợt luân chuyển nhân sự mà bạn không biết.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019.