Quy định về gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn? Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn?
Trong thời buổi đòi hỏi sự công bằng cho nên cần phải đáp ứng đầy đủ việc công khai minh mạch trong một quá trình giao dịch. Chính vì thế mà một trong những phương thức giao dịch mà có thể hiện tính chất cạnh tranh công khai của thị trường theo quy định của pháp luật hiện hành thì chỉ có việc đấu thầu đáp ứng đầy đủ về tính công khai minh bạch này. Chính vì sở hữu tính chất công khai minh bạch mà đầu thầu góp phần tạo nên động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế của nước ta hiện nay. Bởi vì, là một hình thức thức đẩy và phát triển nền kinh tế thị trường ngày càng mạnh mẽ cho nên việc các nhà thầu áp dụng việc đấu thầu với nhiều loại thầu và các gói thầu có các nội dung khác nhau và mở rộng nội dung của các gói thầu hơn so với trước kia. Đối với mỗi gói thầu nói chung thì đều được thực hiện việc xét duyệt trúng thầu đối với một gói thầu nhất định.
Do đó, đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn cũng không ngoại lệ trong quy định của
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật Đấu thầu năm 2013
–
1. Quy định về gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến việc xét duyệt trúng thấu đối với đầu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn theo như quy định của
Trong đấu thầu thì không thể nào không nhắc đên bên mời thầu và nhà thầu, chủ đầu tư được. Vậy theo như quy định của pháp luật này thì bên mời thầu được biết đến là chủ của một dự án, chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của dự án. Trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu theo như quy định này sẽ thuộc về Chủ đầu tư. Nhà thầu được biết đến là nhà xây dựng trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
Trên cơ sở quy định tại Khoản 8 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định về gói thầu dịch vụ tư vấn là: “Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác.”
Ta nhận thấy,
2. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về việc tham gia vào đấu thầu của các nhà thầu khi được mời thầu, cũng như các gói thầu thông thường mà pháp luật Đấu thầu năm 2013 đã quy định thì việc nhà thầu khi là tổ chức được xem xét và được đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện về vấn đề đấu thầu đã quy định. Bởi vì tính chất của mỗi gói thầu theo như quy định của pháp luật này đều có nội dung và chính chất khác nhau cho nên điều kiện để trúng thùa của các nhà thầu cũng sẽ được quy định khác nhau. Đối với việc quy định về việc xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn cũng thế. Do đó, với quy định tại Điều 42 của Luật đấu thầu 2013 về xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:
“Điều 42. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
1. Nhà thầu tư vấn là tổ chức được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ;
b) Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;
c) Có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có điểm kỹ thuật cao nhất đối với phương pháp giá cố định và phương pháp dựa trên kỹ thuật; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá;
d) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.
2. Nhà thầu tư vấn là cá nhân được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật (nếu có) tốt nhất và đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu;
b) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.
3. Đối với nhà thầu không được lựa chọn, trong thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do nhà thầu không trúng thầu.”
Bên cạnh đó, theo như quy định tại Khoản 1, Điều 15
Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn thì khi đó nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Một là, nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phải có hồ sơ dự thầu hợp lệ.
– Hai là, nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phải được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm.
– Ba là, nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phải có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hộ thống điểm hoặc theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”.
– Bốn là, nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phải có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng.
– Năm là, nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đã có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.
Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
Bước 1: Bên mời thầu phải lập báo cáo về kết quả đấu thầu đến chủ đầu tư trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thẩm định.
Bước 2: Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thấm định có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư đế trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bước 3: Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu. Trong đó, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải có các nội dung sau:
+ Tên nhà thầu trúng thầu.
+ Giá trúng thầu.
+ Hình thức hợp đồng.
+ Thời gian thực hiện hợp dồng.
+ Các nội dung cần lưu ý (nếu có).
Bên cạnh đó, nếu trong trường hợp không có nhà thầu trúng thầu, trong văn bán phê duyệt kết quá đấu thầu phải nêu rõ không có nhà thầu nào trúng thầu và huỷ đấu thầu để thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định. Việc thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của người có thẩm quyển. Trong thông báo kết quả đấu thầu không phải thông báo lý do đối với nhà thầu không trúng thầu.
Như vậy, để việc thẩm định kết quả đấu thông thì bên mời thầu cần phải thực hiện việc lập báo cáo về kết quả đấu thầu theo các trình tự được nêu ra ở trên rồi gửi tới cơ quan có thẩm quyền để được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện việc thẩm định và thông bào kết quả bằng văn bản phê duyệt kết quả có nội dung đầy đủ như đã được nêu ra ở bước 3 ở trên tới nhà thầu trúng thầu và không cần phải thực hiện thông báo tới nhà thầu không trúng thầu theo như quy định của pháp luật hiện hành.