Trong quá trình sử dụng đất đai cần phải tuân thủ đầy đủ theo quy hoạch đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền, xây nhà cũng là một trong những vấn đề quan trọng của nhiều người. Tuy nhiên theo quy định hiện nay thì xây nhà trong hành lang an toàn lưới điện có được hay không?
Mục lục bài viết
1. Xây nhà trong hành lang an toàn lưới điện có được không?
Hiện nay cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế ngày càng phát triển, những loại trang thiết bị máy móc hiện đại ra đời đã và đang góp phần vô cùng quan trọng giúp đỡ cho sự phát triển của đời sống xã hội, tiết kiệm sức lao động của con người. Nguồn năng lượng cũng là một trong những vấn đề quan trọng chiếm đa số để duy trì hoạt động của các loại trang thiết bị máy móc này, trong đó có điện năng. Vì vậy nên điện đã trở thành một yếu tố cần thiết không thể thiếu trong đời sống từ sản xuất đến sinh hoạt thường ngày. Trong đó, hành lang bảo vệ an toàn lưới điện là khoảng không gian chạy dọc theo đường dây có giới hạn nhất định.
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 14/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Điện lực về an toàn điện lực (sửa đổi tại Nghị định 51/2020/NĐ-CP sửa đổi
(1) Mái lợp và tường bao quanh bất động sản được làm bằng vật liệu không cháy.
(2) Quá trình xây dựng không gây ảnh hưởng, cản trở đường ra/vào để kiểm tra, thay thế, bảo dưỡng của các bộ phận công trình lưới điện cao áp.
(3) Khoảng cách từ nhà ở và công trình xây dựng đến đường dây điện lớn nhất khi dây điện ở trạng thái võng cực đại không được nhỏ hơn mức tiêu chuẩn như sau:
Điện áp | Đến 35 kV | 110 kV | 220 kV |
Khoảng cách | 3,0 m | 4,0 m | 6,0 m |
(4) Cường độ điện trường cần phải đạt mức nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài công trình cách mặt đất 1m và nhỏ hơn hoặc bằng 01 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong công trình cách mặt đất 1m. Đồng thời, đối với nhà ở và các công trình nằm trong hành lang an toàn bảo vệ đường dây điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài các điều kiện đáp ứng nêu trên thì kết cấu kim loại của công trình nhà ở bắt buộc phải được đấu nối theo quy định về kĩ thuật đấu nối. Bộ công thương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể, chi tiết về phạm vi đấu nối, kĩ thuật đấu nối kết cấu kim loại của công trình nhà ở trong và liền kề với hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không (với điện áp từ 220 kV trở lên).
Như vậy, sẽ được phép xây nhà trên đất thuộc hành lang an toàn lưới điện nếu tuân thủ được các điều kiện nêu trên.
2. Xây nhà trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 134/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (sửa đổi tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực hóa chất; điện lực; hoạt động thương mại, dầu khí), có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn lưới điện. Theo đó, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
-
Sử dụng bất kỳ bộ phận nào của lưới điện vào mục đích khác vi phạm quy định của pháp luật khi chưa có sự đồng ý và thỏa thuận với đơn vị quản lý vận tải an toàn lưới điện;
-
Sắp xếp nguyên vật liệu, các loại vật tư, trang thiết bị dưới dây dẫn điện của đường dây dẫn điện trên không; và để khoảng cách từ đường dây dẫn điện đến các nguyên vật liệu, vật tư và trang thiết bị đó nhỏ hơn so với khoảng cách an toàn phóng điện theo từng cấp điện áp;
-
Có hành vi sử dụng bất kỳ bộ phận nào của công trình xây dựng nhà ở tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không vào mục đích trái quy định của pháp luật, vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo từng cấp điện áp nhất định;
-
Xây dựng hoặc cải tạo các công trình nhà ở nằm trong khu vực hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi chưa được sự đồng ý, chưa có sự thỏa thuận hoặc không thực hiện đúng các thỏa thuận để đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng/cải tạo công trình nhà ở sau khi đã có thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành đường dây.
Như vậy, xây nhà trong khu vực hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không tuy nhiên chưa được sự thỏa thuận hoặc không thực hiện theo đúng các thỏa thuận ban đầu với các đơn vị quản lý vận hành đường dây, không có thái độ đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Tuy nhiên cần phải lưu ý, mức phạt tiền nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trong trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ được xác định gấp hai lần đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm, cụ thể là từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
3. Tự ý xây nhà trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện có bị đi tù không?
Về trách nhiệm hình sự, hành vi tự tiện xây nhà trong khu vực hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện khi không đáp ứng đầy đủ điều kiện, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và xâm hại đến khách thể do pháp luật hình sự bảo vệ thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện lực căn cứ theo quy định tại Điều 314 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, người nào có hành vi:
-
Xây nhà trái phép, xây các công trình trái phép, tự tiện xây nhà hoặc xây công trình trong phạm vi hành lang an toàn bảo vệ công trình điện lực, gây cháy nổ hoặc;
-
Thực hiện hành vi đốt rừng làm nương rẫy;
-
Có hành vi trồng/làm đổ cây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bảo vệ an toàn vận hành công trình điện đường, đóng cọc hoặc xây nhà/công trình nằm trong khu vực hành lang bảo vệ an toàn điện lực;
-
Thả neo nằm trong khu vực hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm dưới lòng biển/dưới lòng sông đã có thông báo hoặc đã có biển báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực hiện hành vi lắp đặt các trang thiết bị điện hoặc thi công đường điện không đảm bảo an toàn về người và tài sản;
-
Hoặc thực hiện các hành vi khác gây mất an ninh an toàn trong quá trình vận hành công trình điện được theo quy định của pháp luật
Và thuộc một trong những trường hợp sau đây:
-
Làm chết người;
-
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
-
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe với số lượng từ hai người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là từ 61% đến 121%
-
Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Như vậy, hành vi tự tiện xây nhà trong khu vực hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thuộc nhóm hành vi vi phạm quy định về an toàn của công trình điện lực, hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, về sức khỏe hoặc tính mạng của người khác và thỏa mãn cấu thành của tội phạm do Bộ luật hình sự năm 2015 quy định.
THAM KHẢO THÊM: