Xây dựng nhà trái phép trên đất lấn chiếm được hiểu như thế nào? Xây dựng nhà trái phép trên đất lấn chiếm bị xử lý như thế nào? Xây dựng nhà trái phép trên đất lấn chiếm thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu?
Hiện nay, nhiều trường hợp lợi dụng việc được cấp phép xây dựng mà đã xây dựng nhà trái phép trên đất liếm, xây dựng vượt quá phạm vi cho phép, lấn chiếm đất công, đất do Nhà Nước quản lý. Do đó, xây dựng nhà trái phép trên đất lấn chiếm là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm minh. Vậy, Xây dựng nhà trái phép trên đất lấn chiếm được hiểu như thế nào? Xây dựng nhà trái phép trên đất lấn chiếm bị xử lý như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
– Luật Đất đai năm 2013;
–
– Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng;
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Xây dựng nhà trái phép trên đất lấn chiếm được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong xây dựng như sau:
– Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định của
– Quyết định đầu tư xây dựng không đúng với quy định của Luật Xây dựng;
– Xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.
– Xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp; xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng;
– Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán của công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công trái với quy định của Luật Xây dựng;
– Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.
– Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho công trình.
– Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.
– Sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, môi trường.
– Vi phạm quy định về an toàn lao động, tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng;
– Sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung;
– Đưa, nhận hối lộ trong hoạt động đầu tư xây dựng; lợi dụng pháp nhân khác để tham gia hoạt động xây dựng; dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình.
– Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; bao che, chậm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng.
– Cản trở hoạt động đầu tư xây dựng đúng pháp luật.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai việc xây dựng nhà trái phép trên đất được hiểu là việc người sử dụng đất khi không có sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai hoặc của chính người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó mà lại có hành vi điều chuyển địa mốc giới, chuyển dịch ranh giới của thửa đất để mở rộng hơn diện tích đất đang sử dụng từ đó xây dựng công trình nhà ở trên đất lấn chiếm đó. Cụ thể:
– Có hành vi tự ý sử dụng đất và xây dựng nhà mà không có sự cho phép của những cơ quan quản lý nhà nước về đất đai;
– Có hành vi tự ý sử dụng đất mà mảnh đất và xây dựng nhà trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của các cá nhân hay tổ chức khác nhưng không có sự cho phép của các cá nhân, tổ chức, cá nhân đó;
– Có hành vi sử dụng đất nằm trên thực tế tuy nhiên chưa hoàn thành được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy, hành vi xây dựng nhà trái phép trên đất lấn chiếm là hành vi pháp luật nghiêm cấm do đó bị xử lý theo quy định pháp luật về Xây dựng.
2. Xây dựng nhà trái phép trên đất lấn chiếm bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 10 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP đối với hành vi xây dựng nhà trái phép trên đất lấn chiếm bị xử lý như sau:
Đối với hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung bị xử lý như sau:
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng;
– Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Ngoài ra, Căn cứ theo quy định tại Khoản 12 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ thì phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng;
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác thì phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng;
– Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng thì phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng
Căn cứ theo quy định tại Khoản 13 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP Xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây dựng nhà trái phép trên đất lấn chiếm mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng;
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng;
– Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.0000.000 đồng;
Đồng thời, xây dựng nhà trái phép trên đất lấn chiếm, chủ sở hữu cần áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như sau:
– Buộc che chắn theo quy định và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (nếu có);
– Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm;
3. Xây dựng nhà trái phép trên đất lấn chiếm thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định Xây dựng nhà trái phép trên đất lấn chiếm thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng.
thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm;
– Đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm;
Như vậy, đối với hành vi xây dựng nhà trái phép trên đất lấn chiếm thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Ngoài ra, Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 16/2022/NĐ-CP đối với trường hợp còn thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây dựng nhà trái phép trên đất lấn chiếm mà có hành vi chống đối hoặc cản trở người thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng thì bị mức xử phạt đối với hành vi này như sau:
Cá nhân, tổ chức có hành vi chống đối hoặc cản trở người thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt hành chính theo mức phạt, hình thức đối với hành vi chống đối hoặc cản trở người thi hành công vụ theo quy định Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự và an toàn xã hội.