Xây dựng nhà không phép có được đòi bồi thường không? Xử phạt vi phạm khi xây dựng nhà không phép tại khu vực đô thị.
Tóm tắt câu hỏi:
Năm 2012. Mẹ tôi và anh chị em đồng ý cho tôi xây nhà (không phép_ lúc đó người em út đi "ngoại giao" với thanh tra xây dựng) trên đất do người em út (phó công an xã, Đảng viên) đứng tên. Nay mẹ tôi mất, người em út đuổi tôi mà không bồi thường tiền tôi đã xây ngôi nhà đó mà còn sửa chữa ngôi nhà đó để sử dụng. Xin cho tôi hỏi tôi có thể tố cáo để được bồi thường không? Về mặt Đảng thì em út tôi có phải bị kỉ luật gì không. Tôi xin cảm ơn
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Cơ sở pháp lý
2.Giải quyết vấn đề.
Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 650,
“1.Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc; “
Do bạn không nói rõ đất đó là đất thuộc quyền sở hữu của mẹ bạn hay là đất thuộc quyền sở hữu của em bạn nên sẽ xảy ra hai trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất: Đất đó là đất thuộc quyền sở hữu em bạn thì căn cứ vào Khoản 1, Điều 584, Bộ luật dân dự 2015 thì bạn có thể yêu cầu cậu Út chi trả khoản tiền mà bạn xây dựng ngôi nhà trên đất của cậu Út cho phép bạn xây dựng trước đó vì có công đóng góp và phần chi phí bạn xây dựng nhà.
Trường hợp thứ hai: Đất đó là đất do mẹ bạn để lại mà không có di chúc thì sẽ phát sinh vấn đề chia di sản thừa kế theo pháp luật theo điểm a khoản 1 điều 650 Bộ luật dân sự 2015 và phần di sản thừa kế của mẹ bạn sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất gồm:
Căn cứ theo Điểm a, Khoản 1, Điều 651, Bộ luật dân sự 2015.
“1.Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
Như vậy, theo Điểm a, Khoản 1, Điều 651, Bộ luật dân sự 2015 bạn cũng sẽ được hưởng một phần di sản thừa kế mà mẹ bạn để lại. Trong trường hợp này nếu không thỏa thuận được vấn đề chia di sản thừa kế bạn có thể gửi đơn yêu cầu
Căn cứ theo Điều 2
“ Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.”
Căn cứ khoản 1, Điều 13 Luật Tố cáo 2011 như sau:
“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.”
Như vậy theo quy định của điều luật trên trong trường hợp bạn bị em út đuổi ra khỏi nhà mà ngôi nhà đó do bạn xây dựng đã gây thiệt hại về lợi ích hợp pháp của bạn thì bạn có quyền gửi đơn tố cáo lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể theo Khoản 1, Điều 13, Luật tố cáo 2011 bạn có thể tố cáo đến chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà để yêu cầu giải quyết.
Căn cứ Điều 17 Quy định 102-QĐ/TW 2017 quy định xử lý kỷ luật Đảng viên như sau:
“1.Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỉ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định trong quản lý đầu tư, xây dựng.
2.Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỉ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; dung túng, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng.”
Như vậy, nếu em út bạn là Đảng viên thì về mặt Đảng tùy theo mức độ và hành vi của e bạn có thể bị xử lý kỷ luật trong trường hợp hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định trong quản lý đầu tư xây dựng mà hành vi em bạn gây hậu quả ít nghiêm trọng và theo hình thức khiển trách hoặc hình thức cảnh cáo, cách chức theo quy định của pháp luật nếu em bạn có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; dung túng, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng hoặc hành vi của em bạn là tái phạm, vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.