Hiện nay, do nhu cầu của các hộ gia đình, việc xây dựng trang trại chăn nuôi trên đất trồng cây lâu năm rất phổ biến. Vậy quy định về việc xây dựng chuồng trại chăn nuôi trên đất trồng cây lâu năm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là đất trồng cây lâu năm?
Đất trồng cây lâu năm được hiểu là loại đất dùng với mục đích để trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng phát triển và thu hoạch từ năm này qua năm khác, cụ thể gồm:
– Cây ăn quả lâu năm: trồng cây và cho ra sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến, ví dụ như cam, vải, xoài, măng cụt, chôm chôm, táo, mơ, mận, bưởi,…
– Cây công nghiệp lâu năm: trồng cây và cho ra sản phẩm với mục đích để dùng làm nguyên liệu sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng, có thể kể đến như cà phê, ca cao, chè, hồ , tiêu, điều, cao su,…
– Cây dược liệu lâu năm: loại cây này sẽ cho ra các sản phẩm với mục đích để làm dược liệu, ví dụ như quế, hồi, long não, đỗ trọng, sâm,….
– Một số loại cây khác như cây trồng với mục đích để lấy làm gỗ, tạo cảnh quan đẹp, bóng mát như lộc vừng, hoa sữa, xà, cừ, bạch đàn,…
2. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi trên đất trồng cây lâu năm được không?
Căn cứ khoản 1 Điều 10
– Đất trồng cây lâu năm.
– Đất trồng cây hàng năm, trong đó có đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
– Đất rừng sản xuất.
– Đất rừng đặc dụng.
– Đất rừng phòng hộ.
– Đất nuôi trồng thủy sản.
– Đất làm muối.
– Loại đất nông nghiệp khác với mục đích để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, trong đó gồm cả hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất hay để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Như vậy, theo quy định trên, đất trồng cây lâu năm và đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi đều thuộc nhóm đất nông nghiệp, tuy nhiên hai loại đất này thuộc phân nhóm khác nhau.
Đồng thời căn cứ Điều 11 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT quy định các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động bao gồm:
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm.
– Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm.
– Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.
– Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm.
– Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.
Do đó, khi cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm thành đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép không thuộc trường hợp phải xin phép cơ quan Nhà nước nhưng sẽ phải thực hiện hiện đăng ký biến động.
3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký biến động khi chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang đất xây dựng trang trại chăn nuôi:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký biến động đất đai bao gồm:
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (theo mẫu số 09/ĐK).
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
– Giấy tờ tùy thân của cá nhân, hộ gia đình.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu nộp hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.
Đối với địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ.
Nếu như hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu thì có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Văn phòng đăng ký đất đai, hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ.
Đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất thì tiến hành trích đo địa chính thửa đất.
Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính phải nộp.
Văn phòng đăng ký đất đai, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai xác nhận vào Giấy chứng nhận đã cấp.
4. Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai:
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc | Mẫu số 09/ĐK | |||||
|
|
| ||||
PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình. Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số:…….Quyển…. Ngày…… / …… / …….… Người nhận hồ sơ (Ký và ghi rõ họ, tên)
|
| |||||
|
| |||||
ĐƠN ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
|
| |||||
|
| |||||
Kính gửi: ……… |
|
| ||||
|
| |||||
I. PHẦN KÊ KHAI CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ (Xem hướng dẫn viết đơn trước khi kê khai; không tẩy xoá, sửa chữa trên đơn) |
| |||||
1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất 1.1. Tên (viết chữ in hoa): ……….. 1.2. Địa chỉ(1):……… |
|
| ||||
2. Giấy chứng nhận đã cấp 2.1. Số vào sổ cấp GCN:………; 2.2. Số phát hành GCN:……; 2.3. Ngày cấp GCN … / … / …….; |
|
| ||||
3. Nội dung biến động về: ……….. |
|
| ||||
3.1. Nội dung trên GCN trước khi biến động: -.…….; | 3.2. Nội dung sau khi biến động: -….…… |
| ||||
4. Lý do biến động ……… |
|
| ||||
5. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với thửa đất đăng ký biến động ……… |
|
| ||||
6. Giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi nộp kèm theo đơn này gồm có: – Giấy chứng nhận đã cấp; ……… |
|
| ||||
|
Tôi có nhu cầu cấp GCN mới không có nhu cầu cấp GCN mới
Tôi cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
…, ngày … tháng …. năm…
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
II- XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ (Đối với hộ gia đình, cá nhân đề nghị được tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp khi hết hạn sử dụng và đối với trường hợp chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận đã cấp) | |
………… | |
Ngày……. tháng…… năm …… Công chức địa chính (Ký, ghi rõ họ tên)
| Ngày……. tháng…… năm …… TM. Ủy ban nhân dân Chủ tịch (Ký tên, đóng dấu)
|
III- Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI | |
………………… | |
Ngày……. tháng…… năm …… Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)
| Ngày……. tháng…… năm …… Giám đốc (Ký tên, đóng dấu)
|
IV- Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Chỉ ghi ý kiến đối với trường hợp gia hạn sử dụng đất) | |
……… | |
Ngày……. tháng…… năm …… Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)
| Ngày……. tháng…… năm …… Thủ trưởng cơ quan (Ký tên, đóng dấu) |
Hướng dẫn viết đơn:
– Kê khai theo đúng tên và địa chỉ như trên GCN đã cấp, trường hợp có thay đổi tên thì ghi cả thông tin trước và sau khi thay đổi và nộp giấy tờ chứng minh sự thay đổi.
– Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không thuộc trường hợp “dồn điền đổi thửa”; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng; trường hợp xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ vào Giấy chứng nhận thì không kê khai, không xác nhận các thông tin tại Điểm 5 của mục I, các mục II, III và IV của Đơn này.
– Đối với trường hợp xác định lại diện tích đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận thì không kê khai, không xác nhận các thông tin tại Điểm 5 của Mục I, các mục II và IV của Đơn này.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của
Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.